PreviousIndexNextHome
 


CHƯƠNG 5

MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRONG MƯƠNG VƯỜN

 

I. Giới thiệu

II. Mô hình nuôi cá trong mương vườn

III. Thực nghiệm nuôi cá trong mương vườn

1. Tăng trưởng của cá nuôi

2. Năng suất cá nuôi trong hệ thống thực nghiệm

3. Phân tích hiệu quả thu nhập của nông hộ

 

 

I. Giới thiệu

 

 

Hình 1: Mương vườn sử dụng nuôi cá trong hệ thống kết hợp

 

            Hiện nay, hoạt động nghiên cứu phát triển về mức độ và tính bền vững của các hệ thống nuôi cá nông hộ là nhu cầu cấp thiết cho người dân vùng Đồng bằng sông Cửu long. Bởi vì, thu nhập của nông hộ sẽ được cải thiện khi tham gia những mô hình sản xuất này. Theo Lê Như Xuân, 1994 - 1995, có khoảng 20 - 40% diện tích mặt nước của hệ thống mương vườn chưa được sử dụng, vì vậy nông dân có thể sử dụng diện tích mặt nước này để nuôi cá, bên cạnh đó người dân cũng có thể cũng sử dụng phục vụ cho việc trồng trọt, vì thế lợi ích sẽ tăng lên với sự tham gia nuôi cá trong một hệ thống canh tác.

 

II. Mô hình nuôi cá trong mương vườn

 

            Hệ thống mương vườn có chiều rộng > 2 m, độ sâu mực nước từ 0,8 - 1m .

            Vườn trồng chuối, mậm, sa bô, đu đủ, cà chua, bí, đậu…

Khi nuôi cá trong hệ thống mương vườn thì cây trồng ở vườn, hay trên bờ phải là loại cây mà ít sử dụng nông dược nhất, rễ cây không phá đất để có thể giữ được nước trong mương.

 

            Mương được nạo vét bùn đáy, tát cạn và bón vôi với tỷ lệ 10 kg/100 m2, phơi khô 3 ngày trước khi cấp nước vào mương. Bón phân gây màu nước trước khi thả cá 3 ngày với tỷ lệ Urea 75 kg/ha và 90 kg/ha DAP (Diamon phosphate).

 

            Lượng bùn đáy do thức ăn thừa của cá, phân cá… lắng tụ xuống là nguồn phân bón tốt cho cây trồng trong vườn. Nước ao cũng là nguồn nước tưới cây.

 

            Cá thả nuôi trong hệ thống mương vườn

            + Rô phi                     60 %.

            + Mè vinh                   30 %.

            + Cá chép                   10 %

Hoặc

+ Tai tượng                 60%

+ Hường                     30%

+ Chép                        10%

 

 

 

Hình 2: Mương vườn sử dụng để nuôi cá

 

v     Thức ăn cho cá và tỷ lệ cho ăn

 

            Trong quá trình nuôi, thức ăn cung cấp cho cá là sản từ nông nghiệp, đặc biệt là các phụ phế phẩm từ vườn như: cám, tấm, bèo tấm, rau muống, bã đậu nành, rau cải, trái cây rụng... với công thức như sau: cám hoặc tấm (60%); bã đậu nành (20%); bèo tấm hoặc rau muống (20%). Khẩu phần ăn là: 3 - 5%/tổng trọng lượng cá /ngày và  tần số cho ăn là 2 lần/ngày. Lượng thức ăn được điều chỉnh hàng tháng theo sự tăng trọng của cá.

 

 

III. Thực nghiệm nuôi cá trong mương vườn

 

Thí nghiệm được thực hiện tại Vườn cây ăn quả thực nghiệm của Bộ môn Khoa hoc Cây trồng - Khoa Nông nghiệp - Trường Đại Học Cần Thơ. Hệ thống mương vườn phục vụ thực nghiệm gồm 9 mương có diện tích 110 m2/mương, độ sâu mực nước từ 0.8 - 1m được duy trì trong suốt quá trình thực nghiệm. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức với mật độ cá nuôi khác nhau 1con/m2, 3 con/m2 and 5 con/m2. Tỷ lệ ghép của ba loài cá trên trong hệ thống nuôi là:

 

            + Rô Phi:                    60 %.

            + Mè Vinh :                30 %.

            + Cá Chép :                10 %

 

            Trong quá trình thí nghiệm, thức ăn cung cấp cho cá là sản từ nông nghiệp như: cám, tấm, bèo tấm, rau muống, bã đậu nành... với công thức như sau: cám hoặc tấm (60%); bã đậu nành (20%); bèo tấm hoặc rau muống (20%). Khẩu phần ăn là: 3 - 5%/tổng trọng lượng cá /ngày và  tần số cho ăn là 2 lần/ngày. Lượng thức ăn được điều chỉnh hàng tháng theo sự tăng trọng của cá.

             

1. Tăng trưởng của cá nuôi

 

            Số liệu về tăng trọng của cá được tổng hợp qua bảng 1

 

Bảng 1: Sự tăng trọng của 3 loài cá trong hệ thống nuôi ghép cá muơng vườn

 

Loài cá

Rô Phi

Mè Vinh

Cá Chép

Nghiệm thức

I

II

III

I

II

III

I

II

III

Chỉ tiêu theo dõi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trọng lượng ban đầu (g/cá)

1,68

1,68

1,68

1,27

1,27

1,27

1,50

1,50

1,50

Trọng lượng cá sau 90 ngày (g/cá)

42,76

33,15

18,47

20,43

19,67

19,73

100,5

34,91

21,88

Tăng trọng ngày (g/ngày)

0,46

0,35

0,19

0,21

0,20

0,20

1,10

0,37

0,23

Tăng trưởng đặc biệt (%/ngày)

3,91

3,62

2,97

3,08

3,04

3,05

4,67

3,5

2,98

Tỷ lệ sống (%)

75,9

81,2

79,3

64,7

72,5

67,8

88,7

86,4

79,2

 

 

2. Năng suất cá nuôi trong hệ thống thực nghiệm

 

Bảng 2: Năng suất cá nuôi trong hệ thống thực nghiệm

 

Loài cá

Rô Phi

(kg)

Mè Vinh

(kg)

Chép

(kg)

Năng suất

(kg/mương)

Năng suất

(kg/ha)

Nghiệm thức I

7,05

2,48

5,35

8,88

740

Nghiệm thức II

3,42

2,47

13,18

19,07

1589

Nghiệm thức III

4,26

2,35

6,51

13,12

1093

 

3. Phân tích hiệu quả thu nhập của nông hộ

 


Bảng 3: Phân tích thu nhập nông hộ

                                                                                                                                                Đơn vị: đồng

Hạng mục

 

Nghiệm thức

 

 

I (1 con/m2)

II (3 con/m2)

III (5 con/m2)

Tổng đầu tư

72,706

107,801

183,535

Tổng thu

86,669

179,515

126,085

Lợi nhuận/mương

13,963

71,714

-57,450

Lợi nhuận/ha

1,163,583

5,976,167

-487,500

Hiệu suất đồng vốn

0,19

0,67

-

 

 

 

Hình 3: Kéo cá trong hệ thống mương vườn

 

 

Hình 4: Thu hoạch cá rô phi trong hệ thống mương vườn

 



 
TopPreviousIndexNextHome