PreviousIndexNextHome
 


CHƯƠNG 4

MÔ HÌNH NUÔI KẾT HỢP CÁ - VỊT

 

I. Xây dựng mô hình nuôi kết hợp cá - vịt

 1. Chọn ví trí xây dựng mô hình
  2. Xây dựng chuồng và ao cho hệ thống nuôi kết hợp


II. Biện pháp kỹ thuật mô hình cá - vịt


  1. Số lượng cá thả nuôi

  2. Hỗn hợp cá nuôi trong mô hình
  3. Thức ăn bổ sung cho mô hình nuôi
  4. Chăm sóc và quản lý ao nuôi
  5. Thu hoạch

 

 

I. Xây dựng mô hình nuôi kết hợp cá - vịt

TOP

 

1. Chọn ví trí xây dựng mô hình

 

 

Hình 1: Hình thức nuôi vịt phổ biến ở ĐBSCL

 

            Chọn vị trí xây dựng mô hình nuôi gồm: ao và chuồng nuôi vịt cần lưu ý một số điểm như sau:

 

-     Đất thịt không bị nhiễm phèn, có khả năng sử dụng được nguồn nước giếng

 

-     Gần kênh rạch để tiện cho việc cấp nước trong quá trong nuôi

 

-     Hệ thống ao nuôi không nên xây dựng gần nhỡng cây cối tán lớn, tán cây sẽ che bóng mát nước, thiếu ánh sáng, khả năng tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá như thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy... sẽ bị hạn chế. Mặt khác lá cây khi rơi rụng xuống ao cũng có thể làm thối nước trong ao nuôi.

 

-     Gần nhà để tiện lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ.

 

 

2. Xây dựng chuồng và ao cho hệ thống nuôi kết hợp

 

    a. Chuồng

 

            Tùy theo điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện về đất đai, chuồng chăn nuôi vịt có thể được xây dựng bằng tre, lá nền đất phủ rơm rạ thuần túy hay tre, lá và nền lót dal hay lát xi măng có cửa và sân thông với ao nuôi cá. Một số nông hộ do điều kiện về diện tích đất đai bị hạn chế, nhưng thừa về nguồn vật liệu tre, lá, chuồng vịt có thể được xây dựng dạng sàn ngay trên ao nuôi cá theo qui cách 6 vịt/m2. Sàn có khe hở cách nhau 1 cm và mặt sàn cách mặt nước tối thiểu là 20 cm.

 

 

Hình 2: Ao và chuồng trong mô hình nuôi Cá - Vịt kết hợp

 

 

 

Hình 3: Vịt xuống ao

 

  * Thức ăn cho vịt

Lượng thức ăn cho vịt chiếm 5 - 10% tổng trọng lượng. Khẩu phầhuï nöõ ăn của vịt có khoảng 40% là rau xanh hay bèo, 45% thức ăn tinh, 15% cá tạp. Với loại thức ăn này thì hệ số thức ăn của vịt khoảng 3,5.

 

Thức ăn tinh bao gồm bột bắp, lúa, cám, bột đậu nành, bột cá… Thành phần chất xơ không nên vượt quá 6 - 7%, nếu không thức ăn sẽ khó tiêu. trường hợp vịt đẻ trứng có vỏ mềm, thức ăn giàu canxi được bổ sung thêm như ốc, bột vỏ sò, vỏ trứng nghiềm mịn.

 

  * Phân vịt

Chuồng vịt nên gần ao để phân vịt có thể thải trực tiếp vào ao, tránh thất thoát chất dinh dưỡng. Lượng phân vịt có thể chiếm đến 30% lượng thức ăn mà vịt đã ăn vào. Chất lượng và số lượng phân tùy thuộc vào thức ăn cho vịt. Lượng phân vịt thải ra trong ngày còn tùy thuộc vào tuổi của vịt, thường chiếm 12% trọng lượng thân.Vịt nuôi thịt thải ra 6 - 9 kg phân trong 55 ngày hay 40 - 70 kg phân/con vịt/năm (trọng lượng tươi). Hàm lượng nitrogen và phosphorus trong phân vịt khá cao nhưng thấp hơn trong phân gà. Trong 100 kg phân vịt tươi có 10 kg carbon, 1 kg nitrogen, 1,4 kg P2O5 và 1,8 kg canxi.

 

    b. Ao nuôi cá

 

            Xây dựng hệ thống ao nuôi vịt kết hợp với cá tương tự như hệ thống ao của mô hình cá - heo. Tuy nhiên do điều kiện đặc thù của mô hình, giai đoạn ban đầu của chu kỳ nuôi vịt, vịt nhỏ cần được bảo vệ cũng như hạn chế khả năng khuấy động làm tăng độ đục môi trường nước bởi vịt, nguồn thức ăn tự nhiên trong ao bị giảm thấp... Ao nuôi cần phải được ngăn 1/3 diện tích bằng lưới hoặc nẹp tre để giới hạn sự di chuyển của vịt trong ao nuôi nhằm tránh sạt lở bờ ao, và đục nước ao, diện tích mặt nước cho vịt hoạt động khoảng 0,5 m2/con vịt.

 

II. Biện pháp kỹ thuật mô hình cá - vịt

 

            Một số biện pháp kỹ thuật căn bản để ứng dụng vào mô hình nuôi kết hợp vịt - cá đạt hiệu quả cũng được thực hiện tương tự như ở mô hình nuôi cá - heo như: giải pháp chuẩn bị và cải tạo ao nuôi. Bên cạnh đó một số biện pháp kỹ thuật cần lưu tâm thực hiện như sau:

 

1. Số lượng cá thả nuôi

 

            Số lượng cá thả nuôi trong mô hình tùy thuộc vào số vịt thả nuôi và diện tích mặt nước hiện có trong hệ thống. Kết quả nghiên cứu và thợc tiễn sản xuất cho thấy số lượng vịt thả nuôi là 7000 - 8000 con/ha sẽ cung cấp đủ loại phân làm thức ăn trực tiếp và gián tiếp cho cá rô phi với mật độ 1 - 1,5 con/m2.

 

Bảng: Số lượng gà thả nuôi sẽ cung cấp đủ lượng phân có thể làm nguồn thức ăn trực tiếp cho cá

 

Mật độ vịt thả nuôi (con/ha )

Loài cá, mật độ cá thả

Vịt lấy trứng

Vịt nuôi thịt

 

750

700

Cá chép, 2 con/m2

4.000

3.500

Cá rô phi, 2 con/m2

8.000

7.000

Cá tra, cá trê - 4 con/m2

 

2. Hỗn hợp cá nuôi trong mô hình

 

            Do hàm lượng dinh dưỡng trong chất thải phân vịt thấp và đặc biệt là khả năng làm thức ăn trực tiếp cho các loài cá nuôi bị hạn chế nên để sử dụng hiệu quả nguồn chất thải này, cần chọn những loài cá nuôi có tính ăn lọc là chủ yếu. Một số loài cá được khuyến cáo nuôi trong hệ thống là:

 

+ Cá rô phi, cá rô phi toàn đực

+ Cá mè trắng

+ Cá hường

 

            Trong thực tế, xu hướng của nhiều nông hộ là thích nuôi nhiều loài trong cùng một hệ thống. Hỗn hợp loài cá nuôi sau đây có thể được khuyến cáo nuôi trong mô hình là:

 

            + Cá rô phi                                                                 80%

            + Cá chép                                                                   10%

            + Các loài cá khác như tra, trôi, tai tượng               10%

 

3. Thức ăn bổ sung cho mô hình nuôi

 

            Trong trường hợp số lượng cá thả nuôi nhiều hơn 2 con/m2, lượng thức ăn bổ sung cho mô hình nuôi với các thành phần từ các nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp như cám, tấm, bả đậu, bèo, tép, ốc, cá tạp hoặc xác vịt chết... được khuyến cáo với khẩu phần dao động tờ 3 - 5% so với trọng lượng cá thả nuôi, đồng thời lượng thức ăn bổ sung này sẽ được điều chỉnh qua mỗi tháng nuôi sau khi kiểm tra sức tăng trọng của cá.

 

 

4. Chăm sóc và quản lý ao nuôi

 

            Hoạt động chăm sóc và quản lý ao nuôi cũng được thực hiện tương tự như ở mô hình nuôi kết hợp cá - heo, hàng ngày theo dõi tình trạng sức khỏe của cá nuôi thông qua hoạt động của chúng ở ao nuôi, đặc biệt vào lúc sáng sớm khi điều kiện oxy trong ao nuôi giảm, cá thường nổi đầu nhưng khi có ánh sáng mát trời, không còn hiện tượng nổi đầu, ngơặc lại nếu cá tiếp tục nổi đầu, cần có biện pháp cấp nước để cải thiện hàm lượng oxy trong ao nuôi.

 

5. Thu hoạch

 

            Sau 8 - 10 tháng nuôi, cá đạt kích thước cá thương phẩm, có thể tiến hành thu hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, bên cạnh giải pháp thu hoạch toàn bộ sản phẩm ăó cuối chu kỳ nuôi, có thể tiến hành thu tỉa thả bù sau khi mô hình thực hiện được ít nhất 6 tháng. Số lượng cá thả bù vào mô hình phải phù hợp với số lượng cá đã thu hoạch, như thế hiệu quả của mô hình nuôi mới được đảm bảo.

 


 
TopPreviousIndexNextHome