PreviousIndexNextHome
 


CHƯƠNG 3

MÔ HÌNH NUÔI  CÁ - GÀ KẾT HỢP

 

I. Xây dựng mô hình nuôi cá - gà kết hợp

  1. Chọn vị trí xây dựng mô hình

  2. Xây dựng chuồng và ao cho hệ thống nuôi kết hợp

II.Biện pháp kỹ thuật nuôi cá trong mô hình cá - gà

  1. Hoạt động cải tạo ao

  2.  Số lượng cá thả nuôi
  3. Hỗn hợp các loài cá thả nuôi trong mô hình
  4. Thức ăn bổ sung cho mô hình nuôi
  5. Chăm sóc và quản lý mô hình
  6. Thu hoạch

 

 

I. Xây dựng mô hình nuôi cá - gà kết hợp

1. Chọn vị trí xây dựng mô hình

 

            Những điểm cần lưu ý để chọn vị trí xây dựng mô hình nuôi kết hợp cá - gà được xác định tượng tự như hệ thống nuôi cá- vịt kết hợp hoặc cá - heo .

 

2. Xây dựng chuồng và ao cho hệ thống nuôi kết hợp

 

            Hệ thống chuồng và ao cho mô hình nuôi kết hợp cá - gà nhìn chung có thể được thực hiện tương tự như mô hình nuôi cá vịt. Điểm khác biệt giữa hai mô hình là phần sân thoáng rộng, tạo điều kiện cho vịt hoạt động hướng về phiá bờ ao, hoặc lại nuôi ao mô hình cá - gà thì khu vực này hoàn về phía đất liền, đồng thời sàn chuồng phải có đủ độ cao để bảo vệ sức khỏe gà do ảnh hưởng từ ẩm độ môi trường. Thông thường chuồng gà được xây dựng theo qui cách 30 con/m2 khi gà còn nhỏ và  10 con/m2 đối với gà lớn. Tuy nhiên, nếu chuồng gà xây trên ao thì mật độ gà thả thường nhỏ hơn mật độ trên để dễ quản lý lượng phân thả vào ao hàng ngày.

 

* Nuôi gà

Nếu nuôi gà đẻ thi gà bắt đầu cho trứng ở tháng thức 5 - 6. Gà đẻ kéo dài khoảng 1 năm. Lượng trứng khoảng 200 - 260 trứng/con gà mái đẻ tùy thuộc vào loài gà và chăm sóc quản lý chúng.

 

Gà nuôi thịt lớn rất nhanh, khoảng 8 - 12 tuần là có thể xuất chuồng với trọng lượng khoảng 1,5 kg/con. hệ số thức ăn là 4.

 

Thức ăn cho gà trong mô nuôi gà - cá kết hợp thường là thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm cao. Thức ăn đậm đặc được trộn với tấm và bột bắp. Thức ăn cung cấp đủ nhu cầu của gà hoặc cho ăn 2 lần/ngày.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


                  

 

Mô hình 1: Nuôi cá rô phi kết hợp nuôi gà

 

 

 

 

Kênh cấp nước

 

 

 

 

Thổ cư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


AO 1000 m2

 

Chuồng gà

 

 

 

AO4: 1000 m2

 

   Kãnh thoaït næåïc

 

 

 

 

 

 

RUÄÜNG LUÏA

 

 

 

AO 300 m2

 

 

 

 

 

AO 1500 m2

 

 

 

Mô hình 2: Nuôi cá Lóc đen kết hợp nuôi gà

 

 


 


Hình: Chuồng gà đặt trên mặt nước ao cá

 

* Phân gà

            Phân gà là loại phân rất tốt để bón cho ao cávì nó có hàm lượng đạm cao hơn phân gia súc gia cầm khác. Lượng nitrogen trong phân gà dạng acid uric lâu phân hủy. Phân gà khô chứa nhiều protein đễ hấp thu (20 - 25%).

 

            Để có đủ lượng phân gà cung cấp cho ao cá trong suốt quá trình nuôi cá thi thường trong chuồng gà được ngăn nhiều khu để nuôi nhiều lứa gà khác nhau.

 

II.  Biện pháp kỹ thuật nuôi cá trong mô hình cá - gà

1. Hoạt động cải tạo ao

Đây là bước rất quan trọng thực hiện tốt và hoàn chỉnh các yêu cầu kỹ thuật của nội dung này sẽ góp phần mang lại hiệu quả rất tốt cho mô hình nuôi. Các bước chuâín bị gồm:

·        Dọn dẹp tất cả các cây cỏ thủy sinh ở  bên trong cũng như xung quanh ao nuôi.

·        Tát cạn nước ao nuôi.

·        Diệt hết địch hại (rắn, cá dữ...)

·        Bón vôi (CaO) theo tỷ lệ 10 - 15 kg/100 m2 .

·        Phơi khô ao 3 - 5 ngày.

·        Trước khi thả cá nuôi 2 - 3 ngày, lấy nước vào ao qua lưới lọc và duy trì ở mức nước 2 - 2,5 m.

 

 

2.  Số lượng cá thả nuôi

 

            Số lượng cá thả ở mô hình nuôi cá - gà tùy thuộc vào số lượng gà thả nuôi và diện tích mặt nước hiện có ở hệ thống. Thực tiễn nghiên cứu và sản xuất cho thấy:

 

Bảng: Số lượng gà thả nuôi sẽ cung cấp đủ lượng phân có thể làm nguồn thức ăn trực tiếp cho cá

Mật độ gà thả nuôi (con/ha )

Loài cá, mật độ cá thả

1.000

Cá chép, 2 con/m2

4.500 - 5.000

Cá rô phi, 2 con/m2

12.000

Cá tra, cá trê - 4 con/m2

 

3. Hỗn hợp các loài cá thả nuôi trong mô hình

 

            Bên cạnh loài cá rô phi được khuyến cáo là đối tượng nuôi chính trong mô hình, với phương thức nuôi ghép mà tập quán mà người dân ở vùng ĐBSCL ưa thích, loài và tỉ lệ ghép giữa các loài nuôi có thể được khuyến cáo như sau

 

·        Cá rô phi                                    70%

·        Cá lóc                                        20%

·        Cá chép hay cá hường               10%

Hoặc

·          Cá rô phi                                    70%

·          Cá trê lai                                    20%

·          Cá chép hoặc cá hường            10%

 

4. Thức ăn bổ sung cho mô hình nuôi

        

Cũng như các mô hình cá - heo và cá vịt, trong trường hợp cá thả nuôi nhiều hơn 1,6 - 2 con/m2 hoặc ao nuôi được đầu tư khai thác như một dạng nuôi thâm canh thông thường với các đối tượng như rô phi, trê lai, lóc... lúc này thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến từ các phụ phẩm nông nghiệp như cám, tấm, bột cá, cá tạp và vitamin... phải được bổ sung ngày 2 lần với khẩu phần từ 3 - 5 % so với trọng lượng cá thả nuôi, đồng thời lượng thức ăn này cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự tăng trọng của cá nuôi trong mô hình sau mỗi tháng kiểm tra.

 

5. Chăm sóc và quản lý mô hình

 

            Hoạt động chăm sóc và quản lý mô hình nuôi tương tự như ở mô hình nuôi cá - vịt. Tuy nhiên do chất lượng dinh dưỡng ở chất thải gà cao rất dễ làm ô nhiễm môi trường nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất cá nuôi, người nuôi cần có kế hoạch chăm sóc mỗi ngày để kịp thời phát hiện những biểu hiện xấu như cá nổi đầu kéo dài do thiếu oxy, cá bệnh... xuất hiện trong mô hình để có giải pháp kỹ thuật xử lý thích hợp, đảm bảo đơặc hiệu quả các mô hình.

 

6. Thu hoạch

 

            Cá nuôi trong hệ thống có thể được thu hoạch sau 6 tháng nuôi. Trong trường hợp người nuôi ứng dụng theo phương thức nuôi thâm canh trong hệ thống kết hợp cá - gà, cá có thể được thu hoạch sau ít nhất 4 tháng nuôi. Trong quá trình nuôi, phương thức đánh tỉa, thả bù cũng là giải pháp kỹ thuật tích cực để góp phần nâng cao nứng suất trong mô hình.

 

 

Hình: Thu hoạch cá trong mô hình cá - gà kết hợp


 
TopPreviousIndexNextHome