PREVIOUSIINDEXNEXTHOME
 

 

CHƯƠNG VIII

 

MUỐI  KHOÁNG TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN

 

1. GIỚI THIỆU

2. CHỨC NĂNG CỦA MUỐI KHOÁNG

3. KHOÁNG ĐA LƯỢNG

3.1. Calci (Ca) và Phosphorus (P)

3.2. Magnesium (MG)

3.3. Các khoáng đa lượng khác

4. CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG

4.1. Sắt (Fe)

4.2. Cu

         4.3. Kẽm (Zn)

 

1. GIỚI THIỆU

 

 

Đối với động vật hiện nay người ta xác định có 6 nguyên tố khoáng đa lượng (Ca, Mg, P, Na và Cl) và 16 nguyên tố vi lượng là (As, Cr, Co, Cu, I, F, Fe, Mn, Mo, Ni, Se, S, Si, Sn, Zn và V) là cần thiết cho cơ thể động vật. Trong nhóm khoáng vi lượng chức năng sinh lư của Cr, Co, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, F và I th́ đă được khẳng định, tuy nhiên vai tṛ của Ni, V, Si và As th́ chưa được nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy động vật thủy sản cần Ni, V, As nếu sinh trưởng trong nước không có khoáng

 

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc thiếu P, Ca, Mg, Fe, Zn, Cu, Mn và Se đă được nghiên cứu trên một số loài tôm cá. Có rất nhiều trở ngại khi nghiên cứu về nhu cầu khoáng cho động vật thủy sản là do động vật thủy sản có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua việc uống nước hoặc hấp thu qua mang, da... Do đó rất khó xác định nhu cầu chính xác về khoáng cho động vật thủy sản.

 

Nhu cầu về khoáng cho động vật thủy sản phụ thuộc vào:

 

·        Thành phần và hàm lượng khoáng hiệu quả trong thức ăn

·        Nồng độ khoáng trong môi trường nước

·        T́nh trạng dinh dưỡng trước đó của động vật thủy sản

 

2. CHỨC NĂNG CỦA MUỐI KHOÁNG
 

 

§        Thành phần cấu tạo của cơ thể như các nguyên tố đa lượng Ca, P, Mg tham gia cấu tạo khung cơ thể.

§        Có thể có vai tṛ cần thiết duy tŕ chức năng sinh lư b́nh thường

§        Vai tṛ chất xúc tác cho phản ứng sinh hoá.

§        Duy tŕ chức năng sinh lí thể hiện ở những muối kiềm ảnh hưởng đến sự cân bằng acid và baze góp phần việc ổn định nồng độ thẩm thấu cơ thể cũng như duy tŕ sự cân bằng nước.

§        Dẫn truyền thần kinh và một số nguyên tố là thành phần cấu tạo một số hormon như iod trong Thyroxine giúp cơ thể thích ứng điều kiện bên trong và bên ngoài.

§        Tham gia vào cấu tạo máu như Fe (hemoglobin), Cu (hemocyanin)

§        Nồng độ thẩm thấu  muối vô cơ trong cơ thể và môi trường ngoài khác nhau lớn do đó cơ thể và môi trường luôn có quá tŕnh trao đổi muối khoáng thông qua da,mang, ruột...

 

3. KHOÁNG ĐA LƯỢNG

 

3.1. Calci (Ca) và Phosphorus (P)

 

           

            Ca và P cần thiết cho quá tŕnh h́nh thành xương. Trong xương cá Ca chiếm tỉ lệ cao. Ở vảy cá rô phi hàm lượng ca cũng chiếm đến 19 –21%. Hàm lượng Ca trong một số loài cá giảm khi sinh sản và thức ăn thiếu Ca, điều này cho thấy Ca được hấp thu từ vảy cho các hoạt động sinh lư. Tỉ lệ ca/P ở vảy và xương cá là 1.5 – 2.1 và tỉ lệ Ca/P cả cơ thể là 0.7-1.6. Ngoài vai tṛ cấu trúc cơ bản của xương, Ca c̣n tham gia vào quá tŕnh động máu, co cơ, dẫn truyền truyền thông tin thần kinh, duy tŕ áp suất thẩm thấu.  Trong khi đó P có vai tṛ trong quá tŕnh biến dưỡng  các chất dinh dưỡng trong cơ thể. P là  chất cấu thành hợp chất cao năng Adenosine triphosphate (ATP), Phospholipid, AND, ARN và một số coenzime. V́ vậy P tham gia vào quá tŕnh trao đổi năng lượng, điều khiển sinh sản, sinh trưởng …Phospho tham gia vào việc duy tŕ ổn định pH trong cơ thể động vật thủy sản.

 

            Đối với động vật trên cạn, Ca được lấy từ thức ăn, tuy nhiên ở động vật thủy sản, đặc biệt là động vật biển có khả năng hấp thu Ca từ việc uống nước hoặc hấp thu qua mang, da.  Đối với cá biển sẽ hấp thu một lượng khoáng rất lớn từ nước biển như Ca, Na, Cl, và Mg, nhưng rất ít P (Spoltte, 1970). Hàm lượng Ca hấp thu được ở cá biển khoảng 40 – 52% so với lượng cung cấp từ thức ăn. Trái lại cá nước ngọt hầu như không lấy được Ca từ thức ăn v́ chúng ít uống nước. Khi hàm lượng P trong nước biển thấp ít hơn 0.1 mg/l, do đó lượng P mà cá lấy được từ nước biển chỉ khoảng 1% so với lượng P lấy từ thức ăn.

 

            Như vậy, sự hấp thụ Ca có thể được cá tự điều chỉnh thông qua sự gia tăng hấp thu từ môi trường nước chỉ khi nào nước quá mềm và thức ăn không cung cấp đủ Ca th́ vấn đề thiếu hụt Ca mới xảy ra. Do đó nhu cầu Ca của cá ít được chú ư tuy nhiên cá được nuôi trong môi trường nước thật mềm lượng Ca trong thứcăn cũng rất cần lưu ư v́ hàm lượng Ca trong thức ăn thấp sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.

 

 Trái ngược với Ca, P hầu như được lấy chủ yếu từ thức ăn, tỉ lệ P hấp thụ từ môi trường nước rất thấp chỉ đạt 1/40 so với Ca. Lượng phosphorus hấp thu từ môi trường nước lệ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường, thức ăn, hàm lượng Ca trong nước và giống loài thủy sản có một ảnh hưởng đến sự hấp thu P

 

Dấu hiệu thiếu P chủ yếu là giảm sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và khoáng trong xương, vảy, vỏ. Ngoài ra ở cá chép c̣n có dấu hiệu tăng hàm lượng mỡ, giảm lượng nước trong cơ thể và lượng P trong máu.

@ Các dạng Ca và P động vật thủy sản có thể sử dụng:

  Khả năng sử dụng và hấp thu Ca phụ thuộc vào dạng và hàm lượng Ca, thành phần của thức ăn và cấu trúc hệ thống tiêu hóa của động vật thủy sản. Ở cá chép khi hàm lượng Ca trong thức ăn là 0.68% th́ cá có thể hấp thu được 58% (dạng calcium lactate), 37% (tribasic calcium phosphate) và 27% ( calcim carbonat). Khả năng hấp thu Ca của ĐVTS tăng khi sử dụng dạng Ca ḥa tan. Khả năng hấp thu Ca sẽ giảm 20-34% khi hàm lượng P tăng cao trong thức ăn.

 

Giống như Ca, hiệu quả sử dụng và hấp thu P phụ thuộc vào dạng P được sử dụng, hàm lượng Ca và loài cá.  Dạng monobasic phosphote Na và  monobasic phosphote K là dạng được sử dụng hiệu quả nhất đối với cá chép, rôphi, cá da trơn và cá hồi. Khả năng sử dụng hỗn hợp Calci phophate th́ biến động rất lớn. Dạng monobasic calci phosphate th́ được sử dụng hiệu quả nhất.

 

Trong khi dạng dibasic và tribasic th́ ít hiệu quả hơn. Tuy nhiên khả năng sử dụng các dạng P cũng thay đổi tùy theo loài. P trong bột cá có hiệu quả sử dụng đối với cá khoảng 40%. P trong casein và men được sử dụng rất tốt bởi cá chép, cá da trơn. Đối với P của thực vật hầu như động vật thủy sản không sử dụng được hoặc hiệu quả sử dụng rất kém. P từ bột đậu nành được cá sử dụng 29-54%.

 

Tỉ lệ Ca/P được đề nghị cho một số loài đă được đề nghị: 0.56/1.1 cho tôm hùm, 1:1 cho tôm he Nhật bản, 1: 1 hoặc 1:1.5 ở tôm sú. Mức Ca tối đa cho tôm là 2.3% trong thức ăn. Mức P từ 1-2%. Ở cá mức P được đề nghị là 0.29-0.8 tùy thuộc vào loài và dạng P sử dụng.

 

Bảng 8.1.  Giá trị sử dụng của các nguồn phosphorus đối với tôm cá

 

Dạng sử dụng

Cá trơn

Cá chép

Tôm thẻ chân trắng

Mono basic Calcium phosphate

Di basic Calcium phosphate

Tri basic Calcium phosphate

Mono basis Potassium phosphate

Mono basis sodium phosphate

94 %

65 %

-

-

-

94%

46%

13%

-

-

46.5

19.4

9.9

68

68.2

 

3.2. Magneium (MG)

 

 

      Mg được xác định là cần thiết cho một số loài tôm cá. Chức năng chủ yếu của Mg là giữ vai tṛ quan trọng trong các phản ứng phosphoryl hóa và một số hệ thống enzyme. Trong gan, Mg tham gia vào việc tăng hoạt lực biến dưỡng. Hàm lượng Mg trong nước biển tiêu chuẩn khá cao 1.350 mg/l và giáp xác và cá biển có khả năng hấp thu và đào thải lượng Mg dư ra khỏi cơ thể. Hàm lượng Mg trong máu nhóm này thường thấp hơn môi trường ngoài và có thể chúng không cần cung cấp từ thức ăn (Dall, 1983). Tuy nhiên, ở môi trường nồng độ muối thấp hoặc môi trường nước ngọt th́ tôm cá cần  được cung cấp Mg từ thức ăn. Ở tôm thẻ chân trắng khi bổ sung 0.12% thức ăn tôm sẽ sinh trưởng tốt hơn  (Liu, 1997), tôm he được đề nghị mức 0.3%

 

Một vài dấu hiệu bệnh lư khi thiếu Mg ở cá da trơn như giảm sinh trưởng,  Đối với cá  khi thiếu Mg, giảm ăn, lờ đờ, tỉ lệ chết cao và hàm lượng Mg tích lũy trong cơ thể giảm. Nhu cầu Mg ở cá cũng phụ thuộc vào hàm lượng Mg có trong nước,  khi hàm lượng Mg trong nước khoảng 1.35 – 3.5 g/lít th́ nhu cầu Mg khoảng 0.04 g/kg thức ăn

 

3.3. Các khoáng đa lượng khác

 

 

Các khoáng đa lượng như Na, Cl và K th́ cần thiết cho các hoạt động sinh lư của cơ thể động vật thủy sản. Tuy nhiên trong nước ngọt và nước biển đều có nhiều các nguồn khoáng này, đặc biệt là nước biển. Chức năng chủ yếu là duy tŕ  cân bằng áp suất thẩm thấu của cơ thể, cần bằng acid – bazơ, dẫn truyền thần kinh, duy tŕ cấu trúc màng tế bào.

 

      Nhiều nghiên cứu cho thấy không cần bổ sung Na và Cl vào thức ăn. Khi hàm lượng muối quá cao trong thức ăn (> 2%) có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của một số loài cá. Ở tôm he, hàm lượng K yêu cầu từ thức ăn là 0.9-1%. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy do K có sẵn trong nước biển, trong nhiều nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn do đó không cần phải bổ sung dưới dạng khoáng vào thức ăn.

Đối với cá nước ngọt, hàm lượng K đôi khi không đủ,  do đó cá cần một nhu cầu K trong khoảng 0.3 – 0.8% tuỳ theo môi trường có nhiều hay ít K.

 

Bảng 8.2. Nhu các muối khoáng đa lượng trên một số loài cá (g/kg)

 

Giống loài

Phosphorus

Calci

Magnesium

      K

Cá trơn  Mỹ

Cá chép

Cá rô phi

Cá hồi ( Salmo gairdneri)

Cá ch́nh (Anguiila anguiila)

Cá vền biển(Chrysophrys major)

0.45

0.65

0.90

0.5-0.8

0.3

0.45*

0.3

0.65*

0.05

-

0.34

0.04

0.05

0.06

0.05.

0.14

 

0.26

* Cá nuôi trong nước không có Ca

 
4. CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG
 

           

Một số nguyên tố hiện diện với một số lượng rất  nhỏ (10-12%) nhưng có ảnh hưởng một cách rơ rệt đến các quá tŕnh trao đổi chất cơ thể đó là nguyên tố vi lượng (như Fe,Cu, Zn,.. .)

 

Bảng 8.3.  Nhu cầu một số khoáng vi lượng của một số tôm cá (ppm)

Loài

Zn

Mn

Co

Cu

I

Fe

Se

Cá hồi

Cá trơn Mỹ

Cá chép

Cá phi

Tôm thẻ chân trắng

-

20

15-30

25

-

20

2.4

13

12

-

-

-

-

0.10

-

6

5

3

3.5

16-32

-

0.6

-

-

-

-

-

30

150

 

-

0.25

-

-

0.2-0.4

 

4.1.          Sắt (Fe)

 

 

Fe trong cơ thể tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ như Hemoglobin hay có thể ở dạng vô cơ như Fe dạng dự trữ. Fe giữ vai tṛ quan trọng trong quá tŕnh hô hấp. Thiếu Fe cá sẽ giảm lượng hồng cầu và gan vàng. Trong khẩu phần thức ăn, Fe ở dạng vô cơ dễ hấp thu hơn Fe hữu cơ và Fe có hoá trị thấp hấp thu nhanh hơn Fe có hoá trị cao. Động vật thủy sản có thể hấp thu sắt qua môi trường. Trong thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều Fe thích hợp cho sự hấp thu của động vật thủy sản. Hàm lượng Fe được đề nghị bổ sung vào thức ăn cho cá khoảng 60- 150 ppm

 

4. 2. Cu

 

Là thành phần nhiều enzyme có tính oxy hoá và có vai tṛ quan trọng trong sự hô hấp, là thành phần của sắc tố đen (Melanin), kích thích quá tŕnh sử dụng Fe và là chất xúc tác cho việc tạo thành Hemoglobin (Hb). Đối với giáp xác dấu hiệu thiếu Cu là tôm giảm sinh trưởng, giảm hàm lượng Cu trong máu, gan tụy. Ở cá thiếu đồng cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và dễ bị nhiễm bệnh. Hàm lượng Cu đề nghị cho tôm là 16-32 mg/kg thức ăn. hàm lượng Cu trong bột cá khá cao và là nguồn cung cầp Cu tốt cho động vật thủy sản.

 

4.3. Kẽm (Zn)

 

 

Kẽm là  thành phần cấu tạo enzyme Carbonicanhydrase (xúc tác phản ứng hydrat hoá ) làm  tăng khả năng vận chuyển CO2. Ngoài ra Carbonicanhydrase c̣n kích thích tiết HCl trong dạ dày. Khi thiếu Kẽm tôm cá giảm tăng tưởng và giảm sức sinh sản. Nhu cầu kẽm  cho cá từ 15 – 25 mg/kg. Và tôm là 15-20mg/kg thức ăn

 

Bảng 8.4.  Tóm tắt nguồn gốc và vai tṛ chức năng một số khoáng vi lượng

 

Vi lượng

Nguồn cung cấp

Triệu chứng khi thiếu hụt

Fe (Sắt)

-Môi trường nước(-)

-Thức ăn gốc động vật như bột cá

-FeCl2, FeSO4

-Citrate

-Giảm lượng hồng cầu

-Gan vàng

 

 

Cu ( Đồng)

-Môi trường nước(-)

-Thức ăn gốc động vật như bột cá

-Giảm tăng tưởng

-Dễ cảm nhiễm bệnh

Kẽm(Zn)

-Môi trường nước(-)

-ZnSO4

- Thức ăn gốc động vật như bột cá

-Giảm tăng tưởng

-Giảm sức sinh sản

Mangan(Mn)

 

-Môi trường nước(-)

-MnSO4

- Thức ăn gốc động vật như bột cá

 

-Giảm tăng tưởng

-Giảm sức sinh sản

-Biến dạng cột sống

-Giảm hoạt tính một số enzyme

 

Selenium(Se)

 

-Môi trường nước(-)

-Na2SeO4

-Bột cá

 

-Ôi dầu

-Giảm khả năng đề kháng bệnh

-Giảm khả năng một số enzyme

 

Bảng 8.5: Nhu cầu khoáng được đề nghị cho tôm biển

 

Khoáng

Yêu cầu

Khoáng đa lượng

 

Ca

tối đa  2.3%

P  (hấp thu)

0.8%

Mn

0.2%

K

0.9%

Khoáng vi lượng(mg/kg)

 

FE

tối đa  200 mg   

Cu

Zn

35 mg

150 mg

Mg

20 mg

Se

1 mg

Co

0.05 mg