PREVIOUSINDEXNEXTHOME
 

 

CHƯƠNG X

 

THIẾT LẬP KHẨU PHẦN VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN

 

1. MỘT SỐ LOẠI KHẨU PHẦN

1.1 Khẩu phần tối thiểu.

1.2. Khẩu phần tương đối

1.3. Khẩu phần thực tế.

1.4. Khẩu phần hoàn toàn (đầy đủ).

1.5. Khẩu phần bổ sung.

2. THIẾT LÂP KHẨU PHẦN THỨC ĂN

2.1. Các nguyên tắc trong thiết lập khẩu phần

2.2. Phương pháp tổ hợp khẩu phần

3. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỨC ĂN

3.1. Các loại thức ăn chính trong nuôi thủy sản

3.2. Chế biến thức ăn

4. ĐỘ BỀN TRONG NƯỚC CỦA THỨC ĂN VIÊN

5. BẢO QUẢN THỨC ĂN

5.1. Nhiệt độ và độ ẩm

5.2. Tác động của vi sinh vật

5.3. Tác động của côn trùng và các loài gặm nhấm.

5.4.  Sự biến đổi hoá học trong quá tŕnh bảo quản

5.5. Phương pháp bảo quản

           

1.    MỘT SỐ LOẠI KHẨU PHẦN

1.1 Khẩu phần tối thiểu.

 

Là lượng thức ăn tối thiểu nhằm thỏa măn nhu cầu tối thiểu của cơ thể. Sử dụng khẩu phần tối thiểu để làm cơ sở xác định khẩu phần chung. Khẩu phần tối thiểu chủ yếu là đáp ứng nhu cầu duy tŕ.

 

1.2. Khẩu phần tương đối

 

Là lượng thức ăn đáp ứng cả hai nhu cầu: duy tŕ và sản xuất. Nghĩa là đáp ứng nhu cầu chung của động vật thủy sản. Căn cứ vào nhu cầu năng lượng của động vật thủy sản nuôi và giá trị nhiệt lượng của thức ăn, người ta có thể tính khẩu phần hàng ngày của động vật thủy sản một cách gần đúng. Nhu cầu sinh trưởng của động vật thủy sản biến động khoảng 30 - 40% nhu cầu duy tŕ là tốt nhất. Về giá trị dinh dưỡng của thức ăn quan trọng là:

·        Khả năng cung cấp năng lượng của thức ăn cho cơ thể.

·        Tỷ lệ thích hợp giữa các thành phần để đáp ứng yêu cầu của động vật thủy sản.

·        Hàm lượng tối ưu các chất dinh dưỡng và chất bổ sung cần thiết cho khẩu phần như các acid amin, các Vitamin.

·        Hàm lượng tối ưu các chất khoáng, đặc biệt là Ca, P.

 

1.3. Khẩu phần thực tế.

 

Nhu cầu thức ăn của động vật thủy sản chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố môi trường, đặc biệt là nhiệt độ nước. Việc quản lư cho động vật thủy sản ăn (số lần ăn, số lượng thức ăn...) thường được điều chỉnh hàng ngày thông qua sàng ăn . Khi cho động vật thủy sản ăn, những người nuôi động vật thủy sản có thể quan sát một cách trực tiếp, nhận xét về sức khỏe, mức độ ăn, mức độ phù hợp của khẩu phần với nhu cầu ăn của động vật thủy sản để từ đó điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

 

1.4. Khẩu phần hoàn toàn (đầy đủ).

 

Là khẩu phần gồm tất cả các dưỡng chất với tỷ lệ thích hợp để động vật thủy sản có tốc độ sinh trưởng b́nh thường. Khi sử dụng khẩu phần hoàn toàn th́ không cần loại thức ăn nào thêm.

Hệ thống nuôi động vật thủy sản sử dụng khẩu phần hoàn toàn gồm: nuôi lồng, bè, nuôi thâm canh

 

1.5. Khẩu phần bổ sung.

 

Là khẩu phần cho thêm vào khẩu phần chính khi khẩu phần chính không đủ dưỡng chất. Thường khẩu phần này sử dụng trong hệ thống nuôi quảng canh cải tiến, các mô h́nh tôm rừng, mô h́nh nuôi kết hợp VAC hoặc VACR.

 

2.     THIẾT LÂP KHẨU PHẦN THỨC ĂN

 

Để đảm bảo đủ dinh dưỡng theo yêu cầu của động vật thủy sản, việc phối chế công thức thức ăn phù hợp với nhu cầu, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm, tăng thời gian bảo quản và hiệu quả sử dụng thức ăn là thực sự cần thiết.

 

Để việc phối hợp khẩu phần đạt kết quả tốt, cần tổng hợp tất cả những hiểu biết đă tŕnh bày ở trên về dinh dưỡng động vật thủy sản, sao cho có được khẩu phần thích hợp cho. Khẩu phần ăn phải cân đối, phải đủ thành phần dinh dưỡng theo yêu cầu của cơ thể, khẩu phần có giá thành thấp mà hiệu quả lại cao, mang lại lợi nhuận cho người nuôi.

 

2.1. Các nguyên tắc trong thiết lập khẩu phần

 

2.1.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá, tôm

·  Dựa vào tài liệu đă công bố và nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của tôm, cá. Cơ sở này đối với nghề thủy sản c̣n hạn chế, nhiều đối tượng nuôi chưa được nghiên cứu đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng.

·  Kết quả thí nghiệm nuôi dưỡng: đây là cơ sở đúng nhất, thực tế nhất để xác định nhu cầu dinh dưỡng của từng đối tượng trong từng điều kiện cụ thể.

·  Nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản thay đổi tùy theo loài, ḍng, giai đoạn phát triển, sức khỏe, nhiệt độ và các đều kiện môi trường khác.

·  Tập tính ăn tự nhiên của đối tượng nuôi cũng nên được xem xét.

 

2.1.2. Lựa chọn nguyên liệu phối hợp

            Để xây dựng được khẩu phần thức ăn đáp ứng được nhu cầu của động vật thủy sản cần phải nắm vững giá trị dinh dưỡng của các nguồn nguyên liệu dự kiến lựa chọn phối chế.

          Một vài điểm cần lưu ư trong lựa chọn nguyên liệu

          @ Nguồn năng lượng:

          Khi cần các thức ăn có năng lượng cao th́ chủ yếu là hạt ngũ cốc. Cần lưu ư đến hàm lượng xơ của thức ăn. Nếu xơ nhiều sẽ làm giảm sự ngon miệng và độ tiêu hóa thức ăn, chất xơ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến độ kết dính của viên thức ăn. Các nguồn nguyên liệu có hàm lượng xơ cao không nên sử dụng làm thức ăn cho tôm.

        @Nguồn protein: 

Nguồn protein cung cấp tốt nhất cho động vật thủy sản nói chung là nguồn protein động vật. Tuy nhiên để giảm giá thành và cân đối acid amin thiết yếu, nên phối chế thức ăn từ nhiều nguồn protein.

Khi sử dụng nguồn protein bột cá bằng bột độn vật khác hoặc bột thực vật. Mức độ thay thế không nên quá 50%. Để đảm bảo dinh dưỡng cho động vật thủy sản khi sử dụng các nguồn protein thay thế bột cá nên có thể bổ sung acid amin tổng hợp, các acid béo thiết yếu, premix khoáng, vitamin. Tuy nhiên thực tế là sinh trưởng và chất lượng của đối tượng nuôi khi sử dụng thức ăn có chủ yếu là nguồn protein thực vật vẫn kém hơn so với protein từ bột cá. Nguyên nhân là do các chất bổ sung thường dễ bị biến đổi trong quá tŕnh chế biến cũng như và tan nhanh trong môi trường nước. Thêm vào đó độ ngon miệng, độ cứng của viên thức ăn cũng không thích hợp cho tôm cá, đặc biệt là nhóm ăn động vật.

 

@  Độc tố

Một điểm cần lưu ư khi sử dụng các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc thực vật thường có độc tố hoặc chất kháng dinh dưỡng, do đó việc xử lư các nguồn nguyên liệu này trước khi đưa vào phối chế thức ăn là cần thiết, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của các chất này đến sinh trưởng, sức khỏe và cả chất lượng của sản phẩm nuôi sau này.

@ Biến đổi thành phần sinh hóa

Một số tài liệu có công bố về giá trị dinh dưỡng của một số nguồn nguyên liệu, tuy nhiên trong sử dụng nên lưu ư là chất lượng của nguyên liệu biến động theo khu vực, mùa, kỹ thuật chế biến và bảo quản. Do đó nên phân tích lại thành phần sinh hóa của nguyên liệu trước khi phối chế thức ăn.

@ Tương tác giữa các chất dinh dưỡng:

Có 4 kiểu chính về sự tương tác giữa các chất dinh dưỡng trong thức ăn:

-         Nhóm vi lượng với các thành phần dưỡng chất khác trong thức ăn: Cá ăn thức ăn thiếu vitamin B1 nhưng có hàm lượng carbohydrat cao th́ dấu hiệu bệnh lư thể hiện sớm hơn, tỉ lệ chết cao hơn là cá  ăn thức ăn thiếu vitamin B1 nhưng có hàm lượng lipid cao. Quá tŕnh biến dưỡng vitamin B6 th́ có liên quan đến quá tŕnh biến dưỡng protein và acid amin. Nhu cầu B6 của cá có liên quan đến nguồn nguyên liệu cung cấp protein là bột cá hay bột thực vật.

-         Khoáng với khoáng: nhu cầu Mg phụ thuộc vào hàm lượng Ca, P

-         Vitamin với khoáng: khả năng hấp thu khoáng hạn chế nếu trong thức ăn thiếu vitamin D. Thiếu vitamin C ảnh hưởng đến sự hấp thu Fe.

-         Vitamin với vitamin:  Dấu hiện bệng lư sẽ thể hiện nhanh và trầm trọng hơn nếu thức ăn cung cấp thiếu cả hai nguồn B12 và folic acid

 

@ Độ ngon của thức ăn:

Độ ngon của thức ăn có ảnh hưởng đến cường độ ăn của cá, ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch tiêu hóa. Thức ăn mới ngon hơn thức ăn củ, tinh ngon hơn thô, thô xanh ngon hơn khô, thức ăn đạm ngon hơn thức ăn năng lượng, đạm động vật ngon hơn đạm thực vật, thức ăn càng nhiều khoáng càng kém ngon...

 

2.1.3. Giá cả và tính sẵn có của nguyên liệu

 

Ngoài vấn đề chất lượng, vấn đề giá cả và tính sẵn có của nguyên liệu đóng vai tṛ quan trọng trong chế biến thức ăn thủy sản. Khi xây dựng được một công thức thức ăn hoàn hảo về mặt dinh dưỡng, nhưng giá thành cao, nguồn nguyên liệu khó chủ động th́ không thể tiêu thụ được trên thị trường. V́ vậy khi xây dựng công thức thức ăn nên dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, giá thành rẻ.

Ngoài ra giá cả của nguyên liệu phụ thuộc theo mùa, v́ vậy nên xây dựng nhiều phương án sử dụng nguyên liệu để có thể chủ động nguồn nguyên liệu và hạ giá thành.

 

2.2. Phương pháp tổ hợp khẩu phần

 

          Xác định thành phần và tỷ lệ từng nguyên liệu đơn trong khẩu phần là công việc cần thiết trước khi phối hợp khẩu phần.

2.2.1. Các bước tiến hành

-           Nêu các dưỡng chất chủ yếu của khẩu phần.

-           Nêu nhu cầu từng dưỡng chất đối với cá.

-           Liệt kê thành phần của từng thực liệu.

2.2.2. Phương pháp tính toán khẩu phần

@Tính toán đơn giản:

               Với các công thức thức ăn đơn giản chỉ bao gồm vài loại nguyên liệu và yêu cần tính một vài dưỡng chất th́ có thể áp dụng phương pháp tính toán kinh điển như phương pháp đường chéo của Pearson (phương pháp h́nh vuông), thiết lập hệ phương tŕnh tuyến tính bậc nhất.

Ví dụ:  Thiết lập một công thức thức ăn tôm sú có hàm lượng đạm là 40% từ các nguyên liệu sau:

Nguyên liệu                            Hàm lượng protein

Bột cá                                                 60 %

Bột đậu nành                                      40%

Cám                                                    10%

Bột bắp                                               7%

Giả sử tỉ lệ bột cá: bột đậu nành là 3/1 và tỉ lệ cám: bột bắp là 2/1

Áp dụng phương pháp h́nh vuông

1. Vẽ một h́nh vuông. Ghi mức protein cần tính ở giữa h́nh vuông đó.

2. Chia hỗn hợp nguyên liệu làm hai nhóm: nhóm cung cấp protein, nhóm cung cấp chất bột đường (năng lượng) và tính % protein trung b́nh của mỗi nhóm. Ghi vào bên trái h́nh vuông.

Nguồn protein (hỗn hợp 1)

Bột cá:                        3 phần  x 60% =  180

Bột đậu nành: 1 phần  x 40% =  40

                                    4 phần             = 220

Trung b́nh: 220/4 = 55 (% protein)

Nguồn năng lượng (hỗn hợp 2)

Cám:                           2 phần  x 10% =  20

Bột bắp:                      1 phần  x   7% =  7

                                    3 phần             = 27

Trung b́nh: 27/3= 9 (% protein)

3. Tính hiệu số (giá trị tuyệt đối) của mức protein cần tính và protein trong nguyên liệu, ghi ở cạnh bên phải theo hướng đường chéo.

4. Tính tổng của hai giá trị vừa t́m được và % của chúng so với tổng.

 

                                               

5. Tính % protein của mỗi nguyên liệu trong mỗi nhóm và cũng chính là % của các nguyên liệu tương trong công thức thức ăn.

Bột cá:                        (3 phần)          67,39 x 3/4 =  50,54

Bột đậu nành: (1 phần)          67,39  x 1/4 =  16,85

                       

Cám:                           (2 phần)          32,61  x 2/3 = 21,74

Bột bắp:                      (1 phần)          32,61  x 1/3 = 10,87

Như vậy, công thức thức ăn gồm có:

            Bột cá: 50,54%, bột đậu nành: 16,85%, cám: 21,74% và bột bắp là 10,87%

 

 

 

 

@ Sử dụng phầnmềm máy tính:

 

            Thực chất các phầm mềm máy tính cũng là áp dụng một hoặc vài phương pháp tính toán đơn giản như ở phần trên, nhưng với tốc độ sử lư nhanh nên rút ngắn được thời gian tính toán và gia tăng vầ số lượng các yêu cầu cần tính toán. Sử sụng phần mềm  máy tính c̣n tính được công thức tối ưu về giá cả vốn rất khó giải quyết bằng phương pháp tính đơn giản. Tùy theo khả năng mà có thể sử dụng các phầm mềm khác nhau. phần mềm đơn giản nhất sử dụng chương tŕnh Excell  để  thiết lập bảng tính với những công thức thích hợp hoặc các phần mềm chuyên biệt như: Feedlive, UFFDA, Feedmania…

            Các phần mềm chuyên biệt ngoài việc tính toán công thức thức ăn c̣n có thể có chức năng so sánh giá trị dinh dưỡng của các nguồn nguyên liệu, bảo quản các công thức, dữ liệu để giảm bớt thời gian t́m kiếm, tính toán

            Cần lưu ư là người sử dụng các phần mềm trong tổ hợp khẩu phần cần phải có kiến thức căn bản về tin học, đặc biệt phải hiểu biết sâu sắc về dinh dưỡng và thức ăn để có được một kết quả  phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản cũng như giá thành thích hợp cho người sử dụng.

            Các phương pháp tính toàn đơn giản cũng như phần mềm ứng dụng sẽ được hướng dẫn trong phần thực hành.

 

3.     PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỨC ĂN

 

3.1. Các loại thức ăn chính trong nuôi thủy sản

 

 

Tùy theo giai đoạn phát triển và mục đích của người nuôi mà trong thức ăn thủy sản có các loại như: thức ăn ương ấu trùng (cá bột, ấu trùng giáp xác, ...), thức ăn ương giống, thức ăn nuôi thịt, thức ăn nuôi vỗ bố mẹ...

 

H́nh thức của thức ăn: thức ăn dạng ẩm, thức ăn viên khô: thức ăn nổi cho cá, thức ăn ch́m cho giáp xác.

 

@ Thức ăn ẩm: thường được gọi là thức ăn tự chế (home-made foood) hiện được sử dụng rộng răi trong nuôi trồng thủy sản, ẩm độ thường cao hơn 40%. Thành phần nguyên liệu chính là cá tép tạp, phụ phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản, các sản phẩm phụ nông nghiệp như cám tấm, khoai củ….Ngoài ra một số có bổ sung thêm premix khoáng vitamin. Tỉ lệ phối chế biến động tùy theo khả năng của nông hộ, mùa vụ của nguyên liệu và cả giá thành của sản phẩm.

Xét về một vài khía cạnh th́ thức ăn ẩm có một số ưu điểm là tính sẵn có, ngon miệng và giá thành thấp v́ thế thức ăn này không chỉ được sử dụng trong mô h́nh nuôi mật độ thấp mà ngay cả trong mô h́nh nuôi thâm canh.

Tuy nhiên việc sử dụng thức ăn ẩm có một số nhược điểm: hiệu quả sử dụng thức ăn thấp do tan nhanh trong môi trường nước dẫn tới ô nhiễm môi trường nuôi, thời gian bảo quản ngắn và mang nhiểu mầm bệnh.

 

@Thức ăn viên (thức ăn viên khô) : Ẩm độ của thức ăn tối đa là 11%. Thức ăn này có giá trị dinh dưỡng cao tính trên một đơn vị trong lượng so với thức ăn ẩm. Thức ăn khô được chế biến chủ yếu cung cấp cho mô h́nh nuôi bán thâm canh và thâm canh.

 

Ưu điểm của thức ăn viên khô là có thể bảo quản lâu, chi phí bảo quản và vận chuyển  đơn giản và thấp hơn so với thức ăn ẩm, ít bị biến động bởi mùa vụ về số lượng cũng như chất lượng, giảm rủi ro cho động vật nuôi do ít nhiễm vi sinh vật gây hại, dễ dàng sử dụng với máy cho ăn tự động và đặc biệt là hiệu quả sử dụng thức ăn cao do chậm tan trong nước, hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi.

 

Trở ngại trong sử dụng thức ăn viên do giá thành sản xuất cao, một số loài không thích sử dụng thức ăn viên do tính ngon miệng và tập tính ăn của loài. Ngoài ra chất lượng thức ăn viên rất biến động theo từng nhà máy sản xuất.

 

Hiện nay dựa vào đặc điểm bắt mồi của đối tượng thủy sản mà các nhà sản xuất sản xuất  hai loại thức ăn viên khô: loại thức ăn viên ch́m sử dụng cho nuôi tôm và loại thức ăn viên nổi sử dụng chủ yếu cho nuôi cá.

 

3.2. Chế biến thức ăn

 

 

3.2.1. Các loại thiết bị

          Trong chế biến thức ăn thủy sản đ̣i hỏi thiết bị công nghệ cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu chất lượng thức ăn. Một số thiết bị cơ bản cần thiết gồm có: bộ phận nghiền, trộn, truyền động và băng tải, máy ép viên, bộ phận phun, ḷ hơi, hệ thống sấy, làm mát, đóng bao.

 

3.2.2. Quy tŕnh sản xuất

         

          Sản xuất thức ăn công nghiệp trong thủy sản đ̣i hỏi khắt khe trong quy tŕnh sản xuất nhằm đảm bảo được sự bền vững trong nước và thành phần phối trộn không bị thay đổi qua quy tŕnh sản xuất cũng như giữ được chất lượng trong khi vận chuyển, bảo quản và sử dụng. Sản xuất thức ăn thủy sản theo quy mô công nghiệp th́ phức tạp và cần được quan tâm nhiều. .

 

 

 

 

 

 

 

 

H́nh 10.1: Sơ đồ qui tŕnh sản xuất thức ăn thủy sản

 

@ Bộ phận nghiền

          Việc nghiền nhỏ nguyên liệu mang lại nhiều lợi ích làm cho chúng tăng khả năng tiếp xúc lẫn nhau trong quá tŕnh trộn ép viên và khả năng tiêu hóa. Có nhiều loại máy nghiền khác nhau được sử dụng. Bộ phận nghiền được sử dụng phổ biến là đĩa nghiền và búa nghiền. Đối với loại đĩa nghiền th́ thức ăn được nghiền ép giữa hai đĩa có bề mặt thô, một trong hai đĩa hay cả hai đĩa sẽ quay ép. Nh́n chung loại đĩa nghiền th́ không thích hợp trong chế biến thức ăn thủy sản v́ chúng không thể nghiền nhỏ mịn các loại nguyên liệu. Đối với búa nghiền th́ bao gồm các hàng loạt các búa chuyển động hay không chuyển động dập vào rotor. Các búa này sẽ nghiền nát tất cả các nguyên liệu và chúng được lượt qua màn sàng lưới bằng thép. Các tấm sàng bằng thép này có các lỗ tùy thuộc vào kích cỡ mong muốn

 

@  Bộ phận trộn

          Các thành phần nguyên liệu sau khi được nghiền sẽ qua quá tŕnh trộn theo tỷ lệ thích hợp tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Nguyên liệu được nghiền và trộn đều theo tỷ lệ đảm bảo thành phần trong công thức thức ăn. Nh́n chung thành phần nguyên liệu khô được trộn trước sau đó mới tiếp tục trộn đến các nguyên liệu dạng chất lỏng. Việc trộn có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần theo từng mẻ trộn. Có nhiều bộ phận trộn khác nhau được sử dụng như các trụ răng đứng hay ngang hay các turbine.

 

H́nh 10.2. Máy trộn thức ăn

 

@  Ép viên

H́nh thức ép viên có thể được định nghĩa là làm có h́nh dạng viên bằng cách nén các thành phần nguyên liệu hay các hỗn hợp nguyên liệu đă trộn. Ép viên làm thay đổi h́nh dạng của hỗn hợp nguyên liệu thành các dạng bền vững và phù hợp cho yêu cầu của nuôi thủy sản. Các loại bộ phận ép viên thường bao gồm các loại thiết bị như: thùng nhận nguyên liệu, thiết bị ép viên, bộ phận làm nguội, nghiền, sàng và bộ phận chứa . Việc nén ép các nguyên liệu làm cho thức ăn đạt chất lượng tốt nhất. Trong ép viên một bàn lỗ và trục cán được lắp ráp với nhau. Các vật liệu sau khi trộn được đưa qua bàn ép có chứa các lỗ và bị trục cán ép thành viên. Quá tŕnh này diễn ra liên tục và khi áp lực đủ lớn đẩy các vật liệu qua lỗ và được cắt nhỏ lại bằng dao cắt ở phía ngoài và viên thức ăn đạt dược chiều dài mong muốn. Hơi nóng trong quá tŕnh ép làm cho viên thức ăn khô lại. Bộ phận làm nguội được thiết kế tùy thuộc vào kiểu ép viên theo chiều đứng hay theo chiều ngang. Bộ phận này c̣n có tác dụng làm nguội cho thiết bị và quy tŕnh hoạt động thuận lợi hơn.

 

Có hai h́nh thức ép viên cơ bản được sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản: ép viên nén, ép đùn khô.

 

* Ép viên nén

 

Cũng như tất cả các quy tŕnh ép viên, bước đầu tiên là nguyên liệu được nghiền nhuyễn, trộn đều. Trong ép viên nén hỗn hợp trộn được làm nóng đến nhiệt độ khoảng 85oC trong thời gian từ 5 – 20 giây, độ ẩm 16%,  tiếp theo được nén qua bàn lỗ bằng kim loại. Nhiệt độ và thời gian của từng công đoạn thay đổi tùy theo thiết bị và thành phần nguyên liệu. Thiết bị ép này thường được sử dụng để ép viên thức ăn dạng ch́m cho tôm.

Sự kết hợp giữa sức nóng, độ ẩm, áp lực nén làm nén hỗn hợp thành các viên nén với sự tham gia của chất kết dính như gelatine. Phương pháp này cũng được biết đến như ép viên nhiệt độ cao. Chất lượng viên thức ăn bị ảnh hưởng bởi hàm lượng chất béo và ẩm độ. Hàm lượng chất béo quá thấp (< 2%) hay quá cao (>10%) đều không tốt, hàm lượng thấp th́ viên thức ăn qúa cứng, quá cao th́ khó ép viên. Độ ẩm cao làm viên thức ăn bị mềm, độ ẩm không thích hợp làm viên thức ăn dễ bị vụn.

 

* Ép đùn khô

 

 Việc ép này là việc sử dụng các điều kiện lí học và nén qua bàn lỗ tạo thành viên. Nhiệt độ trong kiểu nén này có thể lên đến 125 – 150oC, trong điều kiện chịu áp lực khoảng 20 giây, độ ẩm từ 20 - 24% làm cho thức ăn kết dính hơn. Qua đó cho thấy hỗn hợp này có độ dẻo cao và bị ép qua bàn ép với áp lực cao.

 

Khi viên ép rời khỏi bàn ép, với áp suất cao, hơi nước trong thành phần bốc hơi h́nh thành các túi khí trong viên thức ăn. Khi làm nguội chúng nh́n chung chỉ chiếm khoảng 0.25 – 0.3g/cm3 v́ thế viên thức ăn có thể nổi được. Bằng cách kết hợp các thành phần nguyên liệu thích hợp và cách ép viên có thể tạo ra viên thức ăn nổi hay ch́m theo mục đích sản xuất.

 

 

 

 

 

 

H́nh 10.3. Máy ép viên thức ăn

           

 

4. ĐỘ BỀN TRONG NƯỚC CỦA THỨC ĂN VIÊN

 

          Thức ăn công nghiệp thường tương đối bền, lâu tan trong nước, chỉ một phần nhỏ bị tan và mất dinh dưỡng do sự thấm lọc. Độ bền trong nước của thức ăn th́ tùy thuộc vào từng loài thủy sản và tính ăn của chúng. Đối với cá thức ăn dùng cho chúng th́ yêu cầu chỉ tan trong nước trong vài phút. Ngược lại tôm th́ yêu cầu về độ tan lâu hơn và bền vững trong nước trong một khoảng thời gian vài giờ.

Độ bền trong nước của thức ăn th́ phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu làm thức ăn, quy tŕnh sản xuất và chất kết dính tự nhiên được sử dụng.

 

@ Thành phần nguyên liệu của thức ăn:  Sự cân đối trong thành phần nguyên liệu, các nguyên liệu mà khó nghiền nhuyễn hay khó kết dính th́ nên sử dụng giới hạn (bột cám, bột xương...). Các thành phần hút ẩm như đường, muối, mật đường, chúng hấp thu nước làm cho thức ăn dễ bị vụn ra. Nh́n chung các chất mà có tính kết dính cao khi sử dụng trong sản xuất thức ăn làm cho thức ăn bền hơn trong nước.

 

@ Quy tŕnh sản xuất: Việc nghiền nguyên liệu luôn luôn được thực hiện trong tất cả các quy tŕnh sản xuất thức ăn. Quá tŕnh này làm tăng diện tích bề mặt của thức ăn dẫn đến tác dụng nhiệt tốt hơn làm cho viên thức ăn cứng hơn và tốt hơn.

 

@ Chất kết dính: Tác động ảnh hưởng của chất kết dính đến độ bền và độ cứng của viên thức ăn trong nước được giải thích là chất kết dính sẽ làm giảm các không gian trống trong hỗn hợp nguyên liệu làm tăng độ nén cứng của viên thức ăn. Do tính chất của chúng là kết dính lại với nhau nên làm cho thức ăn chắc hơn. Sự biến đổi về thành phần bởi các tác nhân hóa học trong quá tŕnh sản xuất sẽ làm cho viên thức ăn bền hơn với nước. Đối với thức ăn tôm th́ yêu cầu về độ kết dính cao, v́ vậy nên nhiều nghiên cứu về chất kết dính trong thức ăn tôm được thực hiện.

 

5. BẢO QUẢN THỨC ĂN

 

          Thức ăn sau khi sản xuất có thể bảo quản ở nơi sản xuất hay ít nhất đến người sử dụng cũng bảo quản thức ăn. Quá tŕnh lưu trữ thức ăn có thể làm cho thức ăn bị hư hỏng giảm phẩm chất. V́ vậy thời gian bảo quản tốt nhất cho thức ăn luôn luôn được xác định.

Thức ăn bảo quản bị kém phẩm chất do một số nguyên nhân:

 

·                   Tác động của quá tŕnh oxy hóa

·                   Tác động bởi vi khuẩn

·                   Côn trùng, các loài gậm nhấm

·                   Những biến đổi  hóa học trong quá tŕnh lưu trữ

 

Các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn trong thời gian bảo quản:

 

5.1. Nhiệt độ và độ ẩm

 

 

Quá tŕnh phân hủy làm giảm phẩm chất, chất lượng thức ăn th́ tuỳ thuộc nhiều vào điều kiện bảo quản. Nhiệt độ và độ ẩm đóng vai tṛ quan trọng, là tác nhân gây ảnh hưởng đến việc bảo quản và hạn sử dụng của thức ăn. Các nhân tố này ảnh hưởng đến ẩm độ của thức ăn, tỷ lệ biến đổi hoá học của thức ăn, sự tấn công và phát triển của nấm, mốc và côn trùng.  Thêm vào đó, ánh sáng và oxy cũng là tác nhân gây ra sự giảm phẩm chất của thức ăn.

Trong quá tŕnh tích trữ thức ăn việc không quan tâm đến độ ẩm của thức ăn sẽ dẫn đến sự cân bằng giữa trong không khí và trong thức ăn tuỳ thuộc vào độ ẩm tương đối của môi trường. Độ ẩm tương đối thích hợp là 75%. Tuy nhiên các vùng ở khu vực nhiệt đới th́ độ ẩm tương đối thường cao hơn, v́ vậy thời gian bảo quản thức ăn được rút ngắn lại. Nhiệt độ cao làm Vitamin C trong thức ăn bị biến tính, thúc đẩy quá tŕnh oxy xảy ra, khởi đầu cho quá tŕnh phát triển của vi sinh vật có hại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


H́nh 10.4. Vị trí thức ăn dễ bị mốc

 

5.2. Tác động của vi sinh vật

 

 

Nh́n chung nấm mốc sẽ dễ dàng phát triển ở độ ẩm trên 70%, nhiệt độ 35 – 40oC (Cockerell và ctv, 1971).

 

Các ảnh hưởng bất lợi của sự phát triển của nấm trong bảo quản thức ăn :

·        Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn giảm, các chất dinh dưỡng quan trọng bị mất đi như lipid, amino acid (đặc biệt là lysine và arginin) và vitamin do tác động của các enzym phân huỷ của nấm (Jones, 1987). Nấm cũng giúp cho sự phát triển ôi dầu của các acid béo (Cockerell và ctv, 1971).

·        Làm thay đổi mùi và h́nh dạng thức ăn, làm cho thức ăn đóng cục, giảm giá trị.

·        Nấm có thể có thể sản sinh ra các chất độc mà có thể gây ung thư đặc biệt là Aspergillus flavus. Hầu hết các chất độc thường là aflatoxin B. Các nguyên liệu mà thường bị nhiễm A. flavus là lạc, hạt bông, và dừa (Chow, 1980)

 

5.3. Tác động của côn trùng và các loài gặm nhấm.

 

          Côn trùng và các loài gặm nhấm gây ra tác hại đáng kể đến thức ăn bảo quản. điều này có thể nhận thấy qua sự cắn phá làm dơ bẩn, hay gián tiếp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.

 

5.4.  Sự biến đổi hoá học trong quá tŕnh bảo quản

 

    Đa phần sự biến đổi hoá học thường xuất hiện trong bảo quản thức ăn là sự ôi dầu của của acid béo. Thông thường các acid béo không no  dễ bị oxy hoá tạo ra mùi ôi thối làm giảm phẩm chất thức ăn, đôi khi tạo ra một số hợp chất độc ức chế sự phát triển của vật nuôi. Carbohydrate cũng có thể bị lên men. Các chất hoá học sinh ra trong quá tŕnh này làm giảm hàm lượng aminoacid, các vitamin giá trị, đặc biệt là vitamin C.

 

5.5. Phương pháp bảo quản

 

          Bảo quản thức ăn đúng cách nghĩa là làm chống lại các tác nhân như nhiệt độ, độ ẩm không khí, vi khuẩn, sự tấn công của côn trùng và các loại gặm nhấm. Nguyên vật liệu làm thức ăn nên được bảo quản trong thời gian thích hợp. Cá tạp, cá biển nên dược sử dụng ngay hay được trữ trong tủ đông cho đến khi sử dụng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


H́nh 10.5: Phương pháp bảo quản thức ăn đúng cách

 

    Trong bảo quản thức ăn cần chú ư một số nguyên tắc quan trọng. Thức ăn được bảo quản tuỳ thuộc vào từng loại thức ăn, không được để dưới nền sàn nhà hay dựa vào tường. Việc bảo quản cần thiết 100% không chạm đến nước, vật liệu bảo quản phải được chống ẩm. Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất thức ăn tuỳ thuộc vào tính chất mà bảo quản và sử dụng vào sản xuất sớm nhất khi có thể. Các vật liệu bảo quản nhiều cần hạn chế sự phá hoại của nấm mốc và côn trùng. Một điều bất lợi là trong bảo quản nhiệt độ thường có khuynh hướng tăng lên và gây tác hại trong bảo quản. Sự thông thoát hợp lí trong bảo quản sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Luôn chú ư rằng, sự bảo quản sẽ không làm tăng chất lượng của sản phẩm mà chỉ làm chậm đi sự giảm phẩm chất của sản phẩm.                                                                           

 

 

 

 

 
TOPPREVIOUSINDEXNEXTHOME