IndexNextHome
 


CHƯƠNG MỞ  ĐẦU

 

1. Khái niệm

2. Mục đích

3. Sự phát triển của hệ thống nuôi kết hợp

4. Đặc điểm của hệ thống sản xuất kết hợp của các nước Châu Á

5. Làm thế nào để nuôi thủy sản trong hệ thống sản xuất nông nghiệp kết hợp

6. Chọn loài cá thả nuôi trong mô hình kết hợp

7. Năng suất cá nuôi trong mô hình nuôi thủy sản kết hợp

 

 

1.     Khái niệm

 

Nuôi thủy sản kết hợp là một hệ thống nuôi bán thâm canh, trong đó nguồn tài nguyên tự nhiên được sử dụng và tái sử dụng để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị cao hơn, hiệu quả hơn nhờ kết hợp những hệ thống sản xuất riêng rẽ.

 

Từ “nuôi kết hợp – integrated” từ động từ Latinh là “ integrate” có nghĩa là liên kết, kết hợp các phần, các hệ thống riêng rẽ làm thành một hợp phần sản xuất toàn vẹn.

 

Hệ thống sản xuất rau màu, lúa, chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi cá độc lập nhau trong một hệ thống sản xuất nông nghiệp và sản phẩm từ những hệ thống này được gom chung lại. Tuy nhiên, sản phẩm từ một hệ thống có thể trở thành nguyên liệu đầu tư cho hệ thống khác nhằm làm tăng giá trị của sản phẩm sản xuất được từ nguồn tài nguyên cố định là đất, nước của nông trại. Một hệ thống kết hợp như thế sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với hiệu quả của từng hệ thống riêng rẽ cộng lại.

 

Cơ sở sinh học chính của một hệ thống nuôi kết hợp là tái sử dụng sản phẩm phụ; tuy nhiên tận dụng diện tích, không gian, trong đó hai hệ thống sử dụng cùng mộ diện tích hay tất cả khoảng không gian cần thiết chỉ cho một hệ thống sản xuất là một cách quan trọng để làm tăng năng suất. Một thuận lợi lớn về kinh tế xã hội của hệ thống sản xuất kết hợp là khuynh hướng sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có từ nông trại. Hệ thống sản xuất kết hợp cũng hạn chế được rủi ro do sản phẩm làm ra được đa dạng hoá. Nó giúp cân bằng dinh dưỡng nếu sản xuất, nhằm cung cấp thực phẩm cho nông hộ.

 

2. Mục đích

 

Mục đích chính của hệ thống nuôi thủy sản kết hợp là thiết lập một hệ thống thích nghi cao với nguồn tài nguyên, những nguồn vật liệu rẻ tiền để đầu tư cho hệ thống nuôi và sản xuất ra những loại sản phẩm có giá trị và hiệu quả cao.

 

3. Sự phát triển của hệ thống nuôi kết hợp

 

Săn bắn, hái lượm và đánh bắt cá có trước khi phát triển nông nghiệp, nhưng nó vẫn còn quan trọng đối với những nước đang phát triển hiện nay, nhất là đánh bắt cá vẫn chiếm vị trí đáng kể trong sản lượng thủy sản.

 

Chuyển sang giai đoạn con người biết nuôi trồng ở vùng đất mới phì nhiêu, chủ yếu ở vùng núi cao. Thời kỳ này, chưa có nuôi thủy sản kết hợp do các hoạt động sản xuất nông nghiệp thực hiện ở vùng núi, cao nguyên nên diện tích mặt nước hạn chế và khó đào ao. Ở vùng nhiệt đới, trồng rau là chủ yếu gồm khoai sọ, khoai mì, khoa lang, dong và hái lượm chuối, dừa. Heo và gia cầm được nuôi để tận dụng thực phẩm dư thừa. Trồng rau màu thực sự phát triển vào năm 3500 năm trước công nguyên nhờ giống nông nghiệp dựa vào trồng lúa nước, gia súc nuôi để lấy sức kéo. Nó tồn tại ở vùng xa và trong vườn tạp.

 

Khi dân số tăng và tiến đến tiền công nghiệp, phần lớn đất đai được sử dụng để sản xuất lương thực, gia súc nuôi để lấy sức kéo, heo, gia cầm thả lang là nguồn cung cấp thực phẩm cho nông hộ. Hệ thống sản xuất này gọi là ổn định sản xuất nông nghiệp giai đoạn (sản xuất rau màu chiếm ưu thế). Hầu hết nông nghiệp của các nước Tây Âu trong giai đoạn này cho đến năm 1850. Mùa vụ chính là ngũ cốc và độ phì nhiêu của đất được duy trì bằng 2 hay 3 hệ thống đồng ruộng khác trong đó đất để trống mỗi năm sau thu hoạch  để đất nghỉ. Chưa có sự kết hợp giữa các hệ thống sản xuất với nhau bởi vì gia cầm thả rong và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sức kéo. Hầu hết dân du mục sống ở những vùng khôn cằn và vùng lân cận đó nơi chỉ có đồng cỏ do nước được trữ lại và nuôi thủy sản có rất ít tiềm năng. Có hai xu hướng giữa năm 1300 – 1800 dẫn đến sự phát triển “trang trại trồng trọt và chăn nuôi kết hợp” ở các nước Tây Âu và Đông Mỹ từ  1850 - 1945: 1. giảm dần và cuối cùng không bỏ đất trống; 2. trồng trọt ở thảo nguyên, luân canh mùa vụ để cung cấp thức ăn cho gia súc. Cây họ đậu có khả năng cố định đạm được trồng xen với cỏ giúp đất giữ độ màu mỡ không khác khi cho đất nghỉ có vụ trồng ngũ cốc tiếp theo. Tầm quan trọng của gia súc dần dần tăng lên ở cuối thế kỷ XIX do cách mạng trong công nghiệp và nhu cầu về thục phẩm là gia súc ngày càng tăng. hệ thống sản xuất này gọi là ổn định sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2 (sản xuất kết hợp mùa màng và chăn nuôi gia súc)

 

Mặc dù sản xuất nông nghiệp có lịch sử phát triển ít nhất là 10.000 năm, thay đổi kỹ thuật chậm cho đến giữa thế kỷ XIX. Nông nghiệp ở các nước Tây Âu tiến bộ rõ rệt, càng thâm canh từ năm 1850 bằng cách sử dụng giống tốt hơn, nhiều phân bón hơn và cơ giới hoá. Mặc dù xu hướng ổn định nông nghiệp giai đoạn 3 (độc canh) bắt đầu từ 1850, nó chỉ bắt đầu sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nông trại sản xuất kết hợp truyền thống giữa rau màu và chăn nuôi gia súc và đa dạng hoá sản phẩm được thay thế bằng chuyên môn hoá. Cuộc cách mạng trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở phương Tây diễn ra rộng lớn do các nguyên liệu từ công nghiệp, áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật làm sản xuất nông nghiệp không lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nhiều lĩnh vực chuyển sang độc canh nhở kỹ thuật nông nghiệp hiện đại như cải thiện giống, phân vô cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, cơ giới hoá, thức ăn đặm đặc, thức ăn viên và thuốc phòng trị bệnh. Vì thế các trang trại thường ít sản xuất kết hợp mà chỉ sản xuất ra một sản phẩm duy nhất. Kinh tế nông trại hiện đại làm cho trại sản xuất kết hợp không cần thiết nữa ở các nước phương Tây, nhưng càng thâm canh hoá thì ảnh hưởng bất lợi đến môi trường càng nhiều.

 

 

Hình 1: Sơ đồ các giai đoạn phát triển hệ thống sản xuất

 

 

Nuôi thủy sản ở các nước phương Tây và Nhật Bản cũng theo công nghiệp thâm canh bởi vì nuôi đơn một loài cho ăn thức ăn công nghiệp và hệ thống nuôi được trợ giúp bởi máy móc. Hệ thống nuôi thủy sản kết hợp dựa vào điều kiện khí hậu, loại nước cấp, nguồn nước cấp và diện tích trang trại. Tiềm năng lớn nhất cho nuôi thủy sản kết hợp với các hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung ở vùng nước ngọt do trồng trọt và chăn nuôi tập trung ở vùng nước ngọt hơn là ở vùng nước lợ, mặn.

 

Nuôi thủy sản có tiềm năng lớn ở vùng đất có nguồn nước cung cấp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt mô hình nuôi kết hợp rất thành công ở vùng đất sử dụng nguồn nước mưa cho hoạt động nuôi thủy sản. Ao nuôi cá là nơi trữ nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp khác của nông trại như cung cấp nước uống cho gia súc gia cầm, cấp nước tưới cho lúa, rau màu. Những nông trại qui mô nhỏ (diện tích nhỏ hơn 1 ha ở vùng nhiệt đới mưa nhiều và khoảng 1.000 ha đối với những trại nuôi gia súc vùng khí hậu bán khô hạn thích hợp cho việc sản xuất kết hợp. Nông trại qui mô nhỏ bao gồm từng nông hộ hay một nhóm cùng hợp tác sản xuất. Hệ thống sản xuất kết hợp không tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động trong vùng. Tuy nhiên lượng sản phẩm sản xuất ra từ nông hộ đa dạng hơn nên tạo nhiều lao động hơn trong chế biến thực phẩm và trên thị trường.

 

 

4. Đặc điểm của hệ thống sản xuất kết hợp của các nước Châu Á

 

Hệ thống sản xuất kết hợp giữa thủy sản và sản xuất nông nghiệp ở Châu Á được biết nhiều hơn ở Châu Phi. Hệ thống kết hợp giữa trồng trọt – chăn nuôi và thủy sản ở Châu Á phát triển mạnh và nó cũng phát triển tương tự như ở Châu Phi. Một chủ nông hộ ở Châu Á thường có 1 vợ và 4 con sống trên diện tích khoảng 0,5 ha và chủ yếu sống bằng nghề làm lúa. Họ nuôi 1 – 2 con trâu hay bò và vài chục con gà, vịt. Hầu hết gia súc ở các nước Đông Nam Á nuôi ở qui mô nhỏ dạng nông hộ hơn là các trang trại qui mô công nghiệp. Trâu bò chủ yếu nuôi để cung cấp sức kéo và lấy thịt khi nó không làm việc được nữa. Trong thời gian canh tác lúa, trâu bò chủ yếu ăn cỏ khô, sau khi thu hoạch lúa, nó ăn rơm khô, đây là những loại thức ăn kém chất lượng. Nuôi cá thời gian này chưa phổ biến các nước Châu Á. Nông dân chủ yếu là bẫy bắt cá tự nhiên trong ruộng lúa hoặc nuôi theo kiểu quảng canh, thả cá chép Ấn Độ trong ruộng và cá ăn thức ăn tự nhiên. Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu trong việc áp dụng kỹ thuật nuôi cá mô hình sản xuất kết hợp, tiếp theo là Malaysia, Singapore, Thailand và Indonesia. Những thập niên gần đây, hệ thống sản xuất kết hợp trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản tăng đáng kể, tuy nhiên vẫn dưới 1% nông hộ trong vùng Châu Á nhiệt đới áp dụng.

 

Người Trung Quốc ở Malaysia và ở nhiều nơi khác trồng trọt và chăn nuôi và cả nuôi thủy sản theo mức độ thâm canh dần. Nông dân Trung Quốc nuôi chủ yếu là heo trong mô hình nuôi kết hợp. Thức ăn cho heo chủ yếu là khoai mì và phụ phẩm từ nông nghiệp như rau cải loại đi, tấm cám và phân heo làm nguồn phân bón cho cây trồng và ao cá. Tuy nhiên hầu hết các nông hộ với diện tích nhỏ ở Châu Á chủ yếu sống bằng nghề làm lúa là chính, không kết hợp sản xuất với chăn nuôi hay thủy sản.

 

5. Làm thế nào để nuôi thủy sản trong hệ thống sản xuất nông nghiệp kết hợp

 

Nuôi thủy sản kết hợp có thể được phát triển từ hệ thống sản xuất nông nghiệp sẵn có theo các cách sau

v     Đưa mô hình nuôi thủy sản vào các nông hộ chưa có nuôi thủy sản

 

·        Hộ chăn nuôi đào thêm ao nuôi cá ở gần hoặc bên dưới chuồng nuôi gia cầm. Phân gia súc, gia cầm và thức ăn rơi, thừa làm nguồn thức ăn và phân bón cho ao cá. Nước từ ao cá làm nguồn nước uống, nước rửa chuồng trong chăn nuôi. Theo mô hình này thì sản phẩm từ ao chỉ là sản phẩm phụ.

 

·        Hộ làm vườn: tận dụng kênh dẫn nước tưới cây sẵn có để nuôi thủy sản. Phụ phế phẩm từ vườn là nguồn thức ăn bổ sung cho cá.

 

v     Nuôi thêm gia súc, gia cầm vào trại các đang nuôi thủy sản: phân và thức ăn dư thừa từ chăn nuôi là nguồn phân bón và thức ăn bổ sung cho ao cá. Cá tạp và thực vật thủy sinh làm thức ăn trong chăn nuôi.

 

·        Đối với những nông hộ qui mô nhỏ, sản phẩm làm ra chủ yếu để tiêu thụ trong nông hộ thì đưa cá vào nuôi trong mô hình sản xuất kết hợp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc sản xuất ra nguồn protein và làm đa dạng hoá sản phẩm làm ra. Nông hộ sản xuất kết hợp cần bố trí hợp lý diện tích đất sử dụng cho chuồng, ao... tùy vào khả năng đầu tư của nông hộ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Hình  2. Hệ thống sản xuất kết hợp trồng trọt – chăn nuôi - thủy sản

 

6. Chọn loài cá thả nuôi trong mô hình kết hợp

 

Loài cá thả nuôi phải sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn sẵn có trong ao gồm thực vật mềm, thủy sinh vật được tạo ra do nguồn chất dinh dưỡng từ phân gia súc gia cầm hoặc phụ phế phẩm từ trồng trọt. Đối tượng cá thả nuôi trong mô hình sản xuất thủy sản kết hợp thường là loài cá có tính ăn thực vật và ăn tạp.

 

Nuôi đơn (monoculture - nuôi một loài duy nhất) thường rất hạn chế trong mô hình nuôi kết hợp trừ khi nguồn thức ăn bổ sung được chủ động cung cấp cho ao nuôi. Nuôi đơn đầu tư và mang lợi nhuận nhiều hơn trong hệ thống nuôi thủy sản thâm canh và loài cá nuôi có giá trị thương phẩm cao, có thị trường tiêu thụ như mô hình nuôi kết hợp cá trê lai, cá tra, cá rô phi... Những loài cá này thường được nuôi đơn trong mô hình nuôi kết hợp.

 

Nuôi ghép (polyculture – nuôi từ hai loài cá trở lên trong cùng một thủy vực) phổ biến hơn và thích hợp cho nuôi kết hợp. Các loài cá tận dụng một cách hiệu quả mọi tầng nước và thức ăn sẵn có trong thủy vực. Nuôi ghép các loài cá chép ở Trung Quốc như nuôi cá mè trắng (ăn thực vật nổi), cá trắm cỏ (ăn thực vật bậc cao thủy sinh), cá mè hoa (ăn động vật nổi) và cá chép (ăn động vật đáy).

 

Có khoảng 31 loài cá thường được nuôi trong hệ thống nuôi thủy sản kết hợp trong vùng nhiệt đới gồm: cá mè trắng, cá rô phi, cá trôi trắng, cá trôi đen, cá mè hoa, cá mè vinh, cá he, cá tai tượng, cá chép, cá tra, cá sặc rằn, cá hường, cá tai tượng, cá trắm cỏ, cá măng, cá trê,...

 

Sự lựa chọn loài cá thả nuôi trong mô hình nuôi thủy sản kết hợp tùy thuộc vào nguồn cá giống sẵn có ở địa phương, tốc độ tăng trưởng của cá, sự lựa chọn của người nuôi và người tiêu dùng... Nuôi cá để bán ra thị trường thì nhu cầu của thị trường và giá cá là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu loài cá thả nuôi trong mô hình.

 

7. Năng suất cá nuôi trong mô hình nuôi thủy sản kết hợp

TOP

 

Nuôi cá trong mô hình kết hợp thường áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh. Thức ăn cho cá từ nguồn phụ phế phẩm từ chăn nuôi hay trồng trọt. Cá có thể sử dụng trực tiếp nguồn phân gia súc, gia cầm hay sử dụng gián tiếp thông qua nguồn thức ăn tự nhiên. Tuỳ thuộc chất lượng phân chuồng cấp cho ao và khả năng bổ sung thức ăn của từng nông hộ mà năng suất cá nuôi biến động. Năng suất cá nuôi trong mô hình nuôi kết hợp cá – heo hay vịt dao động từ 3 - 8 tấn/ha/năm, năng suất cá đạt cao nhất là 10 – 12 tấn/ha/năm từ kết quả thí nghiệm cũng như thực tiễn sản xuất.

 

 

Hình 3. Mối quan hệ giữa mật độ cá thả và năng suất cá nuôi ở các mức độ đầu tư thức ăn nhau (Van der Lingen, 1959)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Thức ăn tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phân chuồng chất lượng kém, thực vật mềm

 

 

 

 

 

 

 

 

Phân chuồng chất lượng cao

 

 

 

 

 

 

 

 

Phân chuồng chất lượng cao, thức ăn viên, quạt nước

 

 

 

 

 

 

 

 

Thức ăn viên, quạt nước, hệ thống tuần hoàn

 

 

 

 

 

 

 

 

Thức ăn viên,

nước chảy

 

 

Hình 4. Năng suất cá nuôi ở các hình thức, qui mô nuôi khác nhau           (Edwards, 1988)

 


 
TopIndexNextHome