Previous Index Next Home


Chương 2

CHINH PHỤ NGÂM

  1. TÁC GIẢ VÀ DỊCH GIẢ

    1. Tác giả:  

    2. Dịch giả:

  2. Đ TÀI VÀ NGUỒN CẢM HỨNG CỦA TÁC GIẢ, DỊCH GIẢ.    

    1. Đề tài chiến tranh, chinh phu, chinh phụ là đề tài truyền thống và phổ quát của nhiều nền văn học.

    2. Cảm hứng của tác giả và dịch giả.

  3. THỂ LOẠI, BÚT PHÁP, BỐ CỤC

    1. Thể loại

    2. Bút pháp

    3. Bố cục

  4. NỘI DUNG

    1. Diễn biến tâm trạng của người chinh phụ.  

    2. Giá trị phản chiến và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

  5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHỆ THUẬT

    1. Tập cổ và sáng tạo.  

    2. Bút pháp tượng trưng và khả năng phản ánh chân thực cuộc sống.  

    3. Nghệ thuật biểu hiện tâm trạng.  

    4. Thành công của bản dịch

  6. KẾT LUẬN


Chương 2

CHINH PHỤ NGÂM

( Ngâm là lời than).

I.TÁC GIẢ VÀ DỊCH GIẢ

1.Tác giả:

TOP

      -Chinh phụ ngâm là tác phẩm Hán văn rất nổi tiếng của Đặng Trần Côn. Tiểu sử của tác giả cho đến nay biết được c̣n rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710-1720, mất khoảng 1745.

-Quê hương: Làng Nhân Mục, huyện Thanh Tŕ, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây).

Ông có làm quan nhưng chức quan không lớn (ông từng  làmhuấn đạo trường phủ., làm tri huyện Thanh Oai, cuối cùng làm chức Ngự sử đài chiếu khám).

-Về sáng tác: Chinh phụ ngâm là tác phẩm tiêu biểu nhất, ngoài ra ông có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào t́nh cảm, đi sâu vào nỗi ḷng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ.   

2.Dịch giả:

TOP

-Chinh phụ ngâm ra đời đă gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ  đương thời. Người ta chú ư đến tác phẩm này không phải chỉ v́ nghệ thuật điêu luyện của nó mà trước hết là v́ tác phẩm đă thể hiện một khuynh hướng mới của văn học-khuynh hướng hướng tới cuộc sống của con người. Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học Nôm đang nở rộ cho nên nhiều người đă t́m cách dịch nó ra chữ Nôm. Có nhiều bản dịch và phỏng dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn, Phan Huy Ích. Trong số có những bản dịch đó, có một bản dịch thành công nhất được gọi là Bài hiện hành (bản đang được lưu hành).Vấn đề đặt ra là ai là tác giả của bản dịch này? Hiện nay vẫn tồn tại hai khuynh hướng:

-Khuynh hướng thứ nhất cho rằng tác giả của bản dịch này là nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.

-Khuynh hướng thứ hai cho rằng tác giả của bản dịch này là Phan Huy Ích.   

-Hiện nay những người biên soạn sách giáo khoa PTTH vẫn theo khuynh hướng thứ nhất.

II TÀI VÀ NGUỒN CẢM HỨNG CỦA TÁC GIẢ, DỊCH GIẢ.          

1.Đề tài chiến tranh, chinh phu, chinh phụ là đề tài truyền thống và phổ quát của nhiều nền văn học.

TOP

-Trong văn học Việt Nam, tiếng nói oán trách chiến tranh đă vang lên từ những câu ca dao trữ t́nh đầy oán hận. Từ thế kỷ XV, nhà thơ Thái Thuận cũng đă từng đặt bút 

với đề tài này (Bài thơ Chinh phụ ngâm). Thế kỷ XVII, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đă từng viết về đề tài này.

-Trong văn học Trung Quốc, văn học đời Hán đă để lại những bài thơ nổi tiếng về thảm họa chiến tranh. Đặc biệt đến đời Đường đă xuất hiện những nhà thơ chuyên khai thác đề tài này: Sầm Tham, Vương Xương Linh.

2.Cảm hứng của tác giả và dịch giả.

TOP

-Tác giả và dịch giả Chinh phụ ngâm có phần đă t́m nguồn thi hứng từ những trang sách cổ. Nhưng cái chính là nguồn cảm hứng của cả hai đều bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống .

                    III.THỂ LOẠI, BÚT PHÁP, BỐ CỤC.                    

1.Thể loại:

TOP

T́m hiểu đặc trưng thể loại để xacï định phương pháp tiếp cận tác phẩm. Chinh phụ ngâm là tác phẩm trữ t́nh, tác phẩm chỉ có một nhân vật -người chinh phụ- h́nh tượng cảm nghĩ. Toàn bộ khúc ngâm chỉ là sự diễn tả tâm trạng của người chinh phụ. Do đó phương pháp tiếp cận tác phẩm là phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ t́nh. 

2. Bút pháp

TOP

Tác phẩm được viết với bút pháp tượng trưng, ước lệ là chủ yếu. Khi phân tích phải đặc biệt chú ư đặc điểm này.  

3.Bố cục:

TOP

         Nguyên văn bằng chữ Hán gồm 477 câu. Bản dịch do nhà xuất bản Văn Hóa in có 408 câu. Bản in của nhà in Tân Việt có 412 câu. Có thể chia tác phẩm làm ba phần như sau:

          -Phần 1:Bốn câu đầu, phần này có giá trị như phần đặt vấn đề.

          -Phần 2: Tiếp đến câu 369 (Mọi bề trung hiếu thiếp xin vẹn tṛn) đây là phần chính của khúc ngâm miêu tả tâm trạng của người chinh phụ với nhiều sắc thái khác nhau.

          -Phần3: Phần kết thúc tác phẩm với ước mơ sum họp trong cảnh thanh b́nh.

          IV. NỘI DUNG               

1.Diễn biến tâm trạng của người chinh phụ.

TOP

Cần chú ư theo dơi hai vấn đề:

          -Những vấn đề chinh phụ suy nghĩ và đặt ra.

          -Sợi dây lôgic dẫn dắt quá tŕnh tâm lí của chinh phụ.

                             4.1.1.Mở đầu khúc ngâm, người chinh phụ nhớ lại cảnh chia tay.

          -Mâu thuẫn cơ bản đạt ra trong suốt tác phẩm là mâu thuẫn giữa phép công

và niềm tây (niềm tư), mở đầu tác phẩm mối mâu thuẫn này cũng đă xuất hiện. Đôi vợ chồng trẻ này đang sống trong hạnh phúc, yên ổn th́ chiến tranh xảy ra. V́ t́nh thế khẩn trương, v́ ư thức về nghĩa vụ, v́ danh dự của trang nam nhi hào kiệt và đây cũng là dịp lập công danh, đem vinh hiển về cho gia đ́nh, người chinh phu đă "xếp bút nghiên theo việc đao cung". Người chinh phụ sẽ nói ǵ cho thực tế tàn nhẫn này. Bên cạnh nỗi buồn, nỗi lưu luyến, sầu muộn chinh phụ cũng đă khẳng khái nói:

"Phép công là trọng, niềm tây sá nào"

          Nàng đă ca ngợi chí khí, hành động của chinh phu:

"Chàng tuổi trẻ vốn ḍng hào kiệt,

Xếp bút nghiên theo việc đao cung

Thành liền mong tiến bệ rồng

Thước gươm thề quyết chẳng dung giặc trời.

Chí làm trai dặm ngh́n da ngựa

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.

Giă nhà đeo bức chiến bào

Thét roi cầu Vị ào ào gió thu".

          Nàng thấy h́nh ảnh của người chồng rực rỡ, uy nghi như một trang dũng tướng giữa đoàn quân:

"Aïo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in".

          Đó là về lí trí c̣n về mặt t́nh cảm th́:

"Đưa chàng ḷng dặc dặc buồn

Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền".

"Bóng cờ, tiếng trống xa xa

Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa pḥng"

4.1.2.Sau hồi tiễn biệt người chinh phụ trở về chốn pḥng khuê.

-Bằng đôi cánh của trí tưởng tượng nàng đă phóng tầm mắt ra chiến trường để theo dơi cuộc sống, vận mệnh của chinh phu nơi chiến địa.

          +Cảnh chiến trường hiện lên trước mắt nàng thật đen tối. Ở đây không hề có tiếng ngựa hí, tiếng quân reo, hay tiếng va chạm của vũ khí mà chỉ có một luồng tử khí lạnh lẽo bao trùm.

                                        Hồn tử sĩ gió ù ù thổi

                                 Mặt chinh phu trăng dơi dơi theo

          +Trong cảnh chiến trường đen tối ấy, chinh phụ cũng đă h́nh dung ra cuộc sống và vận mệnh của chinh phu. Cuộc sống của chàng thật gian lao, vất vả:

Ôm yên gối trống đă chồn

Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh

Rồi hành quân di chuyển tưởng như không bao giờ chấm dứt:

   Nay Hán xuống, Bạch Thành đóng lại

 
Mai Hồ vào, Thanh Hải ḍm qua

          +Giữa hoàn cảnh hiểm nghèo, gian lao ấy chinh phu không c̣n giữ được khí thế hào hùng của buổi đầu xuất quân. Chàng trở nên mệt mỏi, bạc nhược trước cuộc sống chiến tranh:

Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn

Ḍng nước sâu ngựa nản chân bon

Năo người áo giáp bấy lâu

Ḷng quê qua đó mặt sầu chẳng khuây

          +Nàng như đă nh́n thấy kết cục bi thảm của chồng ḿnh ở chốn đạn lạc, tên rơi:

                                     Chinh phu tử sĩ mấy người

                               Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?

               hoặc               Phận trai già ruổi chiến trường

                                Chàng Siêu mái tóc điểm sương mới về

          +Những trang thơ này của tác phẩm đă đưa đến cho người đọc một nhận thức: Chiến tranh phong kiến không có chỗ nào dung hợp với con người, chiến tranh phong kiến là đối lập với cuộc sống con người. Trong quan niệm của nhà thơ những con người tham gia vào cuộc chiến tranh là những con người đi vào cơi chết. Quan niệm này thực chất là một cách phản đối chiến tranh.

-Sau khi trải qua những giây phút lo âu cho cuộc sống và vận mệnh của chồng nơi chiến địa chinh phụ trở lại với thực tại của ḿnh. Giờ đây cuộc sống đơn chiếc, lẻ loi gợi lên trong tâm trí nàng bao nhiêu câu hỏi về nguyên nhân của sự xa cách:

Trong cửa này đă đành phận thiếp

Ngoài mây kia há kiếp chàng vay,

Những mong cá nước sum vầy.

Bao ngờ đôi ngả nước mây cách vời

Thiếp chẳng tưởng ra người chinh phụ,

Chàng há từng học lũ vương tôn

Cớ sao cách trở nước non

Khiến người thôi sớm thôi hôm những sầu

Khách phong lưu đương chừng niên thiếu

Sánh cùng nhau dan díu chữ duyên

Nỡ nào đôi lứa thiếu niên

Quan sơn để cách, hàn huyên bao đành

Ở đây cái nhận thức đầu tiên rơ rệt nhất của chinh phụ là cuộc sống hạnh phúc của vợ chồng nàng bị phá vỡ, hai người phải chia ĺa đôi ngả là hết sức vô lí, là không thể chấp nhận được.

4.1.3.Tiếp theo, người chinh phụ sống trong hoàn cảnh vắng biệt tin chồng.

-Chinh phụ nhiều lần nhớ lại những lời hẹn của chồng nhưng Người sao mười hẹn chín thường đơn sai, rồi tiếp theo có lúc nàng được tin chồng, dần dần rồi vắng biệt. V́ vậy nàng đă phải sống trong một tâm trạng chờ đợi, hi vọng rồi thất vọng đến chua xót. Đau khổ v́ biệt li, v́ chờ đợi, v́ thất vọng đă làm cho nàng như khô héo thêm. Chiến tranh đă lạm tàn phai nhan sắc, làm héo hon tấm ḷng người vợ trẻ trông chồng.Sự đối lập giữa con người và chiến tranh càng trở nên mạnh mẽ.

Trâm cài, xiêm giắt thẹn thùng

Lệch ṿng tóc rối, lỏng ṿng lưng eo.

Nỗi sầu muộn như ngày càng chồng chất thêm trong ḷng chinh phụ, nó như một sức mạnh vật chất đè nặng lên cuộc sống của nàng:

Sầu ôm nặng hăy chồng làm gối

      Muộn chứa đầy hăy thổi làm cơm

Chinh phụ đă t́m mọi cách để giải sầu như xem hoa, đánh đàn thậm chí dùng cả biện pháp mạnh nhất là uống rượu, nhưng Sầu làm rượu nhạt, muộn làm hoa ôi.Nỗi sầu muộn vẫn lấn át tất cả, nỗi sầu muộn đă làm cho nàng mất hết mọi cảm giác trước cuộc sống.

-Mặt khác sự xa cách như một luồng gió mạnh thổi cháy bùng thêm khát vọng hạnh phúc ở chinh phụ. V́ thế nàng đă nghĩ đến việc được gần chồng và cuối cùng nàng đă t́m đến giấc mộng, trong mộng nàng đă được gặp lại người chồng thân yêu:

Duy c̣n hồn mộng được gần

Đêm đêm thường đếïn Giang Tân t́m người

T́m chàng thưở Dương đài lối cũ

      Gặp chàng nơi Tương Phố bến xưa.

Nhưng mộng quá ngắn ngủi, vả lại mộng vẫn là mộng, thực vẫn là thực không sao thay thế cho nhau được. Trái lại cái đẹp đẽ của hồn mộng càng làm cho cuộc sống của nàng thêm chua xót hơn mà thôi:

Sum vầy mấy lúc t́nh cờ

Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân

Giận thiếp thân lại không bằng mộng

Được gần chàng bến Lũng thành quan

Khi mơ những tiếc khi tàn

T́nh trong giấc mộng muôn vàn cũng không

Người chinh phụ nhận ra rằng cái hạnh phúc đáng quí nhất đối với nàng vẫn là hạnh phúc trần tục.

-Rồi chinh phụ lại t́m cách lên cao để ngóng trông chồng, nhưng lên cao nh́n khắp bốn bề Đông, Tây, Nam, Bắc phía nào nàng cũng bắt gặp những cảnh buồn hiu hắt, tiêu điều. Chưa hết người chinh phụ lại ao ước có được phép tiên để đi gặp chồng nhưng rồi nàng phải thú nhận với ḷng ḿnh là điều đó không bao giờ có được. Người chinh phụ đă khai thác hết mọi khả năng, mong làm cho ḿnh bớt sầu, bớt khổ, mong được gặp lại chồng nhưng đằng nào cũng thấy dựng lên những bức tường cao ngất. Bế tắc đến tuyệt vọng, chinh phụ đă phải thốt lên thật cay đắng:

Ḷng này hóa đá cũng nên

E không lệ ngọc mà lên trông lầu

Chinh phụ tưởng chừng như không c̣n đủ sức chịu nổi nỗi đau đớn phải lên lầu một lần nữa. Cơn khủng hoảng tinh thần đă lên tới đỉnh điểm, con người thật trong chinh phụ đă bắt đầu cất tiếng nói, nàng hối hận v́ giấc mộng công hầu mà để chồng ra đi chinh chiến để rồi hạnh phúc tuổi xuân bị dang dở:

Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu,

       Thà khuyên chàng đừng chịu sắc phong

Trong con người chinh phụ giờ đây niềm tây đă chiến thắng phép công. Nàng đă dám phủ nhận lí tưởng công danh, nàng đă hiểu hạnh phúc lứa đôi có ư nghĩa hơn chiếc ấn phong hầu. Đây cũng là một nét tâm lí phổ biến của con người thời đại lúc bấy giờ, chàng trai trong Chinh phu ngâm khúc cũng đă thú nhận:

Ḷng ta không muốn mặc áo giáp

  Bụng nàng há muốn giữ chinh y

-Ư nghĩ Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong đặt vào hoàn cảnh lúc bấy giờ nó có ư nghĩa lúc bấy giờ v́ nó coi trọng hạnh phúc, coi trọng sinh mệnh của con người. Nó có ư nghĩa phản chiến v́ nó đối lập với âm mưu của giai cấp thống trị muốn dùng cái bả công danh để thúc đẩy binh sĩ, tướng tá ra trận để bảo vệ ngai vàng cho chúng, làm bia đỡ đạn cho chúng. Nhưng do điểm xuất phát của chinh phụ chỉ là hạnh phúc cá nhân, cho nên phản ứng của nàng chỉ có thể dừng lại ở mức độ đó.

4.1.4.Người chinh phụ t́m cách giải quyết mối mâu  thuẫn  giữa niềm tây và phép công bằng sự cầu nguyện.

-Nàng cầu mong cho ông trời phù hộ cho chồng ḿnh trăm trận nên công và trở về trong ánh hào quang của chiến thắng với mọi vinh dự mà chế độ phong kiến có thể đưa lại cho những kẻ đă tận tâm phục vụ nó.     

2.Giá trị phản chiến và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

TOP

                        4.2.1.Giá trị phản chiến.

-Theo dơi quá tŕnh diễn biến tâm trạng của chinh phụ ta thấy có quá tŕnh vận động, phát triển tuy rất chậm chạp khó thấy. Đôi với cuộc chiến tranh mà chồng nàng tham gia, chinh phụ có một thái độ mâu thuẫn- vừa tán thành, vừa oán trách. Nhưng xét trong toàn bộ khúc ngâm, chúng ta thấy phần chủ yếu của tác phẩm không dành cho việc miêu tả thái độ tán thành mà chủ yếu tập trung vào miêu tả thái độ chán ghét chiến tranh.

-Về chất lượng, phần tả cảnh tươi sáng của cuộc chiến không phải không thành công nhưng phần có sức rung cảm người đọc mạnh mẽ nhất vần là phần miêu tả nỗi sầu muộn của người chinh phụ. Phần tả cảnh chiến trường đen tối đă thật sự gây một ấn tượng bi thảm rất nặng nề trong ḷng người đọc. V́ thế, mặc dù khúc ngâm kết thúc trong cảnh tưng bừng của chiến thắng th́ âm hưởng của toàn bộ khúc ngâm vẫn là âm hưởng bi ai, sầu oán. Khuynh hướng chính toát ra từ h́nh tượng của tác phẩm vẫn là khuynh hướng oán ghét chiến tranh phi nghĩa phong kiến.

-Tuy nhiên tiếng nói phản chiến ở đây sẽ có những hạn chế nhất định..

-Tuy tiếng nói phản chiến trong chinh phụ ngâm c̣n có những hạn chế, nhưng tác phẩm đă thể hiện được tấm ḷng, tư tưởng, t́nh cảm của nhân dân ta trong một thời đại. V́ vậy về cơ bản tác phẩm vẫn chứa đựng một giá trị tiến bộ.

                    4.2.2.Giá trị nhân đạo.

Theo dơi quá tŕnh diễn biến tâm trạng của chinh phụ chúng ta thấy sự thắng thế của niềm  tây đối với phép công là tất yếu v́ nó có quá tŕnh chuẩn bị và những diễn biến phù hợp với tâm lí nhân vật. Vậy những nhân tố nào đă thúc đẩy sự thắng thế đó?

          -Trước hết đó là ḷng yêu thương chồng của chinh phụ, một t́nh yêu chân thành, đằm thắm có tính chất vị tha tuy có mang màu sắc quí tộc nhưng nó cũng nằm trong truyền thống tốt đẹp  yêu chồng, thương con của người phụ nữ Việt Nam. Đây chính là cơ sở để nỗi ḷng cuả nhân dân lao động đồng cảm với nỗi ḷng của chinh phụ. Trong tác phẩm ta thấy người chinh phụ muốn bù đắp cho những khổ sở của chồng nơi chiến trường và có khi nàng trách chồng bằng những lời đầy yêu thương.

          -T́nh yêu của nàng có tính chất vị tha nhưng không khắc kỷ, yêu thương chồng tha thiết nhưng đồng thời nàng cũng có ư thức khá sâu sắc về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của ḿnh. Đây chính là  nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy niềm tây chiến thắng phép công.

Nói tóm lại chinh phụ v́ yêu thương chồng mà oán ghét chiến tranh, thái độ oán ghét đó được tăng lên bởi ḷng khao khát hạnh phúc, bởi ư thức về quyền sống cá nhân. Ghi nhận được điều này là một đóng góp độc đáo của Đặng Trần Côn vào kho tàng văn học cổ Việt Nam trong quá khứ khi viết về đề tài chinh phu, chinh phụ. Đây cũng chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

V.MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHỆ THUẬT

1.Tập cổ và sáng tạo.

TOP

           - Hoàng Xuân Hăn cho rằng: Cả khúc ngâm này gần như một bài tập cổ.

-Tóm lại từ những tài liệu vay mượn, tác giả đă tạo ra một tác phẩm có quy mô lớn hơn bất cứ tác phẩm nào mà ông đă vay mượn.             

2.Bút pháp tượng trưng và khả năng phản ánh chân thực cuộc sống.

TOP

                 -Trong Chinh phụ ngâm nghệ thuật ước lệ được sử dụng một cách phổ biến. Ở đây tất cả các chi tiết không nên hiểu theo ư nghĩa xác thực của nó mà phải hiểu trong tính chất ước lệ, tượng trưng.

          - Sáng tác với bút pháp tượng trưng, ước lệ nhưng Chinh phụ ngâm vẫn phản ánh chân thực cuộc sống bởi v́ tác phẩm đă nói được vấn đề cơ bản của thời đại, tâm lí của con người thời đại.       

3.Nghệ thuật biểu hiện tâm trạng.

TOP

                      -Tác giả đă xây dựng được một kết cấu chặt chẽ, miêu tả được sự diễn biến phong phú, tinh vi trong tâm t́nh chinh phụ theo một tŕnh tự lôgic tâm lí chặt chẽ bảo đảm sự thống nhất. Tác giả đă gắn tâm lí với hoàn cảnh, tôn trọng quy luật tâm lí. Đau khổ tăng dần, nhận thức về chiến tranh cũng diễn biến. Đây là kết quả của một quá tŕnh suy ngẫm và thể hiện.

          -Tác giả đă chú ư tả cảnh để tả t́nh, t́nh cảnh có khi thống nhất hoặc mâu thuẫn.

          -Tác giả đă sử dụng thủ pháp trùng điệp (láy lại), liên hoàn (nối tiếp), chiếu ứng (so sánh) để tạo ra những đợt sóng cảm xúc.

          -Tác giả đă chú ư khai thác nhiều yếu tố tâm lí như liên tưởng, hồi tưởng, tưởng tượng.

          -Ngôn ngữ điêu luyện: Chinh phụ ngâm có cả một kho từ vựng diễn tả t́nh cảm u sầu với những sắc thái khác nhau.

          *Tóm lại tác giả đă miêu tả tâm trạng của chinh phụ khá sâu sắc và tâm trạng ấy phản ánh con người Việt Nam- con người thiết tha với hạnh phúc. V́ thế tác phẩm giúp chúng ta hiểu con người Việt Nam trong hiện tại.                   

4.Thành công của bản dịch.

TOP

           Bản dịch được coi như là một sáng tác phẩm có giá trị độc lập tương đối với nguyên văn.

VI. KẾT LUẬN

-Tuy có những hạn chế nhất định, nhưng Chinh phụ ngâm là tiếng nói khao khát hạnh phúc, khao khát ḥa b́nh của dân tộc ta trong một thời đại nhất định. Tiếng nói ấy càng có ư nghĩa hơn bao giờ hết v́ nó là tiếng nói của một người phụ nữ- nạn nhân đau khổ nhất của chế độ cũ. Đương thời tác phẩm đă góp phần vào cuộc đấu tranh cho quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người, đấu tranh chống áp bức của giai cấp thống trị.

-Ngày nay, tiếng nói thiết tha với hạnh phúc t́nh yêu của tác phẩm c̣n rất có ích trong việc xây dựng tâm hồn cho thế hệ trẻ, đó cũng là lí do khiến cho tác phẩm được đưa vào chương tŕnh của phổ thông trung học.


Previous Index Next Home