Previous Index Next Home


Chương 3

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ.  

  1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

    1. Tác giả.

    2. Tác phẩm.

  2. NỘI DUNG   

    1. Sự sụp đổ không ǵ cưỡng lại được của tập đoàn phong kiến thống trị Lê - Trịnh.

    2. Khí thế quật khởi quyết liệt chống thù trong giặc ngoài của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.

    3. Nguyên nhân thành công và hạn chế của tác phẩm.  

  3. NGHỆ THUẬT

    1. Thể loại.  

    2. Nghệ thuật miêu tả.  

    3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.  

  4. TỔNG KẾT


Chương 3

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ.

 

I.VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

                

1.Tác giả.

TOP

          -Ư kiến truyền thống: Một số nhà nghiên cứu cho rằng tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí là ba anh em thuộc ḍng họ Ngô Th́, người làng tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ (nay là tỉnh Hà Sơn B́nh). Ngô Th́ Chí là người khởi thảo viết bảy hồi đầu. Ngô Th́ Du và Ngô Th́ Thiến viết mười hồi cuối.

          -Các tác giả này đều là cựu thần của nhà Lê. Bản thân Ngô Th́ Chí từng làm quan văn dưới thời Lê Chiêu Thống và là người đă trung thành với vua Lê cho đến phút cuối cùng của đời ḿnh.

     

2.Tác phẩm

TOP

               -Hoàng Lê nhất thống chí ghi chép các sự kiện lịch sử lớn nhất của xă hội phong kiến Việt Nam vào khoảng ba mươi năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu của thế kỷ XIX. Cụ thể tác phẩm ghi chép các sự kiện từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ lộng quyền cho đến khi Nguyễn Aïnh lật đổ nhà Tây Sơn lập nên triều đại nhà Nguyễn (1768-1802).

          -Cuốn sách được viết bằng chữ Hán và theo lối diễn nghĩa của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc.

          -Tác phẩm do nhiều người viết nhưng về nội dung và h́nh thức vẫn có được một sự thống nhất bởi v́ người khởi thảo cũng như người tục biên đều tuân thủ một phương pháp: ghi chép người thực và việc thực theo một chủ đề nhất định. Và các tác giả này đều có thái độ tôn trọng sự thật lịch sử khách quan.

          -Cho đến nay Hoàng Lê nhất thống chí đă có tới bốn bản dịch trong đó có hai bản dịch được coi là thành công nhất là bản dịch của Ngô Tất Tố (1942) và bản dịch của Kiều Đức Vân và Nguyễn Thu Hoạch(1964).

II.NỘI DUNG                

1.Sự sụp đổ không ǵ cưỡng lại được của tập đoàn phong kiến thống trị Lê-Trịnh.

TOP

          Mặc dù lập trường tư tưởng là lập trường tư tưởng phong kiến và với tư cách là bề tôi trung thành của nhà Lê, momg ước cho chính quyền nhất thống về tay nhà Lê, các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí vẫn phải ghi nhận một sự thật lịch sử:Sự sụp đổ của tập đoàn phong kiến thống trị Lê-Trịnh là không thể tránh khỏi.

          -Tác phẩm có đến hàng trăm nhân vật và các sự kiện lớn nhỏ nhưng tất cả chỉ xoay quanh thể hiện mấy ông vua, mấy ông chúa và các bề tôi miếu đường của chúng. Hàng

ngày tất cả những con người này vây quanh chiêïc ngai vàng đă mục nát, ọp ẹp để tranh giành quyền lực, địa vị. Có khi đó là cuộc tranh giành trong nội bộ nhà vua Lê hoặc trong nội bộ nhà chúa Trịnh, có khi đó là cuộc tranh giành giữa vua Lê và chúa Trịnh.

          -Ngay từ thế kỷ XVI, giai cấp phong kiến thống trị đă bộc lộ bản chất xấu xa bên trong của ḿnh. Nhưng có lẽ không lúc nào bằng lúc này- những ngày mạt vận, chúng bộc lộ một cách đầy đủ nhất, sâu sắc nhất bản chất xấu xa của ḿnh. Dưới ng̣i bút miêu tả hiện thực sắc sảo của các tác giả, bọn vua chúa, những thần tượng vốn được coi là thiêng liêng, tôn quí th́ nay chỉ c̣n là những con người bế tắc về trí tuệ, sa đọa về đạo đức, cùng ṃn trong đường lối chính trị.

          -Vua chúa:

           +Vua Lê Hiển Tông: Ông vua đầu tiên của giai đoạn này bề ngoài có đầy đủ khí tượng đế vương, nào là râu rồng, mũi cao, tóc hạc, mắt phượng, đi nhẹ như nước, ngồi vững như non nhưng bốn mươi năm trên ngôi là bốn mươi năm khoanh tay rủ áo, quẩn quanh trong một xó hoàng cung. Tiêu phí thời gian bằng cách sai các cung nữ mặc áo trận, cầm giáo mác, chia thế ba nước: Ngụy, Thục, Ngô rồi dạy cho họ cách ngồi, đứng, đâm, đỡ để mua vui. Đáng sợ nhất là ở chỗ ông taư thức được thân phận bù nh́n của ḿnh  nhưng vẫn không lấy đó làm điều sỉ nhục, trái lại vẫn vui vẻ như thường v́ triết lí sống của vua ta là: Trời sai chúa pḥ ta, chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui, mất chúa tức cái lo lại về ta, ta c̣n vui nỗi ǵ. Y là hiện thân đầy đủ cho sự bất tài, bất lực của tập đoàn phong kiến nhà Lê.

          +Vua Lê Chiêu Thống: Đây là một tên vua bán nước cầu vinh mà lịch sử dân tộc muôn đời lên án. Nhờ Tây Sơn mà y được lên ngôi vua. Thực tế những ngày ngồi trên ngai vàng, y cũng chẳng làm được ǵ. V́ quyền lợi ích kỷ của bản thân mà y sẵn sàng bán rẻ quyền lợi dân tộc. Nổi bật ở con người này vẫn là sự bất tài, tham lam, bạc nhược. Đứng trên lập trường dân tộc, tác giả đă phê phán tên vua này như sau: Nước Nam ta từ khi có đế có vương đến nay chưa có ông vua nào đê hèn và luồn cúi như vậy . Bởi v́ tiếng là làm vua nhưng niên hiệu vẫn viết Càn Long, việc ǵ cũng do viên tổng đốïc họ Tôn khác ǵ phụ thuộc vào Trung Quốc. Có thể nói khi bán rẻ quyền lợi dân tộc, Lê Chiêu Thống cũng bán rẻ luôn nhân cách của ḿnh. Những ngày cuối đời y sống ở Trung Quốc thật là nhục nhă, cái chết mà y phải đón nhận thật xứng đáng với phần đời mà y đă sống và làm hại dân tộc.

                    +Trịnh Sâm: Tác giả giới thiệu y là một người cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt, trí tuệ hơn người, có đủ tài cả văn lẫn vơ. Nhưng thực tế y chỉ là một kẻ chuyên quyền, cậy thế. Đọc tác phẩm, chúng ta không thấy tài cán của chúa được thể hiện ở đâu hết, chỉ thấy lúc nào chúa cũng ăn chơi trác táng, cung điện đầy ắp cung nữ để chúa mặc ư vui chơi thỏa thích. Trịnh Sâm cũng đă trở thành đầu mối của mọi cuộc biến loạn

trong phủ chúa với tội trạng bỏ con trưởng, lập con thứ. Y say mê Đặng Thị Huệ mà đi đến bỏ bê cả triều chính.

          +Trịnh Tông: Là người nối tiếp Trịnh Sâm. Nhờ đám kiêu binh mà y dành lại được ngôi chúa và thực ra y cũng chỉ là con rối trong tay đám kiêu binh mà thôi.

-Quan lại:

          +Châu tuần xung quanh bọn vua chúa trên là những quan lớn , quan nhỏ. Tất cả chỉ là một lũ bất tài, hám danh, tâm địa tráo trở. Có thể nói nguyên tắc sống cao nhất của đám quan lại lúc bấy giờ là quyền lợi, là địa vị, v́ những cái đó chúng sẵn sàng làm tất cả: vu oan, tố cáo, hăm hại, chém giết, sát phạt, lẫn nhau. Và nếu cần, buôn vua bán chúa chúng cũng không nề hà. Có nhiều kẻ đă trở thành bọn đầu cơ chính trị, nhân việc nước trôi giạt mà mưu cầu phú quí.

          +Đinh Tích Nhưỡng: Là một vơ tướng, con nhà ḍng dơi mười tám đời làm quận công, trước y theo chúa chống vua, thấy chúa thất thế y ngă về phía vua, khi vua không c̣n sức lực để tồn tại nữa th́ y ngă về phía Tây Sơn và cho quân đi báo với Tây Sơn chỗ ở của vua và xin sai quân đến bắt. Chỉ cần với một câu nói của y mà tác giả đă khái quát được nhân cách bỉ ổi của tên vơ tướng này: Vua không thương ta, ta c̣n cần ǵ vị nể nhà vua nữa. Ở đây tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đă thấy được tính chất cơ hội chủ nghĩa hết sức bỉ ổi là nét tâm lí hếøt sức điển h́nh của bọn người này mà tập trung ng̣i bút của ḿnh, xoáy sâu vào phê phán.

          +Nguyễn Hữu Chỉnh: con người này hiện lên trong tác phẩm như một tên gian hùng của đời loạn. Là một con người có tài, nhưng xuất thân từ tầng lớp thương nhân nên lúc nào y cũng mang trong ḿnh những ư nghĩ đen tối, tham lam. V́ địa vị, quyền lợi của ḿnh, y sẵn sàng làm tất cả- phản chủ, giết bạn, giết người thân thích. Gió chiều nào y xoay theo chiều đó.

-Binh lính: Từ chỗ là đội quân ưu binh, là đội quân đặc biệt đă từng là nanh vuốt của triều đ́nh, đến giai đoạn này chỉ c̣n là bọn kiêu binh. Một đội quân kiêu căng, hống hách, tàn phá triều đ́nh từ bên trong. Tất cả triều đ́nh phải bó tay, ai cũng e sợ trước sức tàn phá của bọn này.

-Trên cái đà tàn lụi đó của chế độü th́ tất cả những cái được gọi là cương thường đạo lí, nền móng của xă hội đều bị đảo lộn: Nghĩa cả vua tôi, t́nh thầy tṛ, cha con, vợ chồng, anh em, mẹ con không c̣n ǵ là thiêng liêng nữa.

*Tóm lại, một xă hội từ vua chúa, quan lại, binh lính cho đến nền móng đều thối nát, sụp đổ như thế th́ c̣n sức nào đứng vững được nữa. Như thế về khách quan Hoàng Lê nhất thống chí đă nêu được xu thế tất yếu của lịch sử: Sự sụp đổ của tập đoàn vua Lê- chúa Trịnh là không thể tránh khỏi. Nguyên nhân th́ có nhiều nhưng trước hết vẫn do bản chất xấu xa thối nát của chính giai cấp này gây nên. Và rồi chính băo tố của phong trào nông dân khởi nghĩa đă nhanh chóng đưa chúng đến sào huyệt của ḿnh

2.Khí thế quật khởi quyết liệt chống thù trong giặc ngoài của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.

TOP

Có thể nói các tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí đă dũng cảm phản ánh phong trào, dám ghi lại khí thế quật khởi của cuộc khởi nghĩa. Mặc dù chưa thật hiểu, chưa miêu tả và phản ánh được một cách đúng đắn và đầy đủ về phong trào như nó vốn có trong lịch sử, nhưng cho đến nay Hoàng Lê nhất thống chí vẫn là tác phẩm duy nhất ghi lại được khí thế quật khởi của cuộc khởi nghĩa này.

          -Thành công của tác phẩm khi phản ánh sự kiện này là ở chỗ:

+Bằng h́nh tượng nghệ thuật Hoàng Lê nhất thống chí đă dựng lên được h́nh ảnh Nguyễn Huệ và phong trào khởi nghĩa trên một bối cảnh lịch sử rộng lớn với giai đoạn phát triển khá dài, từ khi Tây Sơn dựng cơ dấy nghiệp, trải qua nhiều chiến công hiển hách cho đến lúc bị bại vong.

                    +Tác phẩm đă khẳng định sức mạnh vô địch của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, khẳng định Nguyễn Huệ như một anh hùng chân chính có nhiều công lao đối với dân tộc, đất nước.    

+Đặc biệt ở hồi thứ XIV của tác phẩm, các tác giả đă miêu tả cuộc hành quân,  tiến quân ra Bắc đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn. Hồi thứ XIV đă được xem như một bản anh hùng ca nổi bật giữa những trang văn xám xịt miêu tả sự khủng hoảng thối nát của tập đoàn phong kiến thống trị Lê- Trịnh. Từ chỗ là người chứng kiến, tác giả đă nhập thân vào cuộc chiến đấu, theo sát từng trận đánh, miêu tả thật tỉ mỉ. Đặc biệt họ đă tập trung khắc họa Nguyễn Huệ, vua Quang Trung đă trở thành linh hồn của cuộc chiến đấu. Ba chữ vua Quang Trung cứ trở đi trở lại như một điệp khúc tự hào trong hồi XIV này. Chính nhiệt t́nh yêu nước ở các tác giả đă giúp họ phần nào chiến thắng được định kiến giai cấp của ḿnh. Họ không đồng t́nh với khởi nghĩa Tây Sơn nhưng họ lại tán đồng, lại ca ngợi hành động chống xâm lược của nghĩa quân.

                  

3.Nguyên nhân thành công và hạn chế của tác phẩm.

TOP

 

                             2.3.1.Nguyên nhân thành công:

          Nguyên nhân chính làm nên phần thành công của tác phẩm là lập trường dân tộüc và sự tác độüng của đời sống thực tế.

                             2.3.2. Hạn chế của tác phẩm:

Tác phẩm có những hạn chế là tất yếu bởi v́ những người cầm bút đều mang tư

tưởng chính thống pḥ Lê.

Các tác giả c̣n rơi vào duy tâm siêu h́nh khi đánh giá các sự kiện lịch sử. Họ cắt nghĩa những biến cố lịch sử bằng vai tṛ của cá nhân và tư tưởng thiên mệnh.

III.NGHỆ THUẬT

                   

1.Thể loại.

TOP

          Cũng có thể là không nên g̣ ép tác phẩm thuộc thể loại nào nhưng chúng ta vẫn phải xác định Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm thuộc thể loại kí sự lịch sử. Khẳng định như vậy là xét về hoàn cảnh ra đời, nội dung phản ánh hiện thực và đặc trưng kết cấu cuả tác phẩm.              

2.Nghệ thuật miêu tả.

TOP

          -Điểm đáng chú ư nhất trong Hoàng Lê nhất thống chí vẫn là nghệ thuật miêu tả. Đọc tác phẩm ta thấy tất cả các sự kiện lịch sử chính xác như những sự kiện trong một cuốn sách sử học nhưng không phải được kể lại một cách khô khan, trần trụi mà được các tác giả miểu tả, dựng lên thành những bức tranh cụ thể, sinh động và có ư nghĩa khái quát hóa, có giá trị về mặt mĩ học.

-Hiện thực được phản ánh ở đây phong phú đa dạng cho nên ng̣i bút miêu tả của các tác giả cũng trở nên đa dạng, phong phú và mang nhiều sắc thái thẩm mĩ khác nhau. Đối với bọn vua chúa, quan lại bao giờ tác giả cũng dùng ng̣i bút miêu tả có tính chất trào phúng, khôi hài và cũng có khi châm biếm sâu cay. Khi miêu tả cảnh kiêu binh pḥ Trịnh Tông lên ngôi chúa, tác giả đă dùng ng̣i bút so sánh để làm nổi bật tính chất khôi hài, tṛ hề trong hành động của Tông. Đây cũng là một trong những cảnh có ư nghĩa trong tác phẩm.

-Ng̣i bút miêu tả đó cũng có khi mang không khí trang trọng hùng tráng của anh hùng ca. Đó là trường hợp nhà văn miêu tả Nguyễn Huệ duyệt binh và ra lệnh cho quân lính trong buổi lễ xuất quân tiến thẳng ra Thăng Long tiêu diệt quân ngoại xâm. Dưới ng̣i bút của tác giả, chiến dịch này như một bản anh hùng ca bất diệt, tác giả miêu tả nó với một thái độ hả hê, sảng khoái.

-Chính ng̣i bút miêu tả hiện thực phong phú đa dạng với nhiều sắc thái thẩm mĩ đă góp phần tạo nên giá trị phản ánh hiện thực lớn lao của tác phẩm.

                    

3.Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

TOP

          Các nhân vật tuy chưa đạt tới tính cách hoàn chỉnh nhưng mỗi nhân vật đă có được vẻ mặt riêng, cuộc sống riêng độc đáo, gây ấn tượng ở người đọc. Chẳng hạn cùng tính toán đêí bảo vệ lợi ích cá nhân nhưng cách làm của Lê Hiển Thông khác với cách làm của Lê Chiêu Thống, cách làm của quận Huy khác với cách làm của Nguyễn Hữu Chỉnh.

IV.TỔNG KẾT

          Trong văn xuôi chữ Hán của văn học dân tộc, trước và sau Hoàng Lê nhất thống chí không có một tác phẩm thứ hai nào có qui mô lớn và đạt nhiều thành công như tác phẩm này.


Previous Index Next Home