PreviousIndexNextHome


VĂN HỌC VIỆT NAM 1955 -1975   

2.2 – Truyện và kí:  

2.2.1 - Đội ngũ sáng tác :  

2.2.2 - Các đề tài lớn :  

2.2.3 – Vài nhận xét về truyện và kí 1955 – 1975 :  

2.3 – Kịch nói:


VĂN HỌC VIỆT NAM 1955 -1975   

2.2 – Truyện và kí:  

Top

2.2.1 - Đội ngũ sáng tác :  

Top

So với thơ, truyện và kí có vị trí không kém phần quan trọng. Đội ngũ nhà văn viết truyện và kí đông đảo, nhiệt t́nh, gắn bó với cuộc sống, luôn có sự t́m ṭi thể nghiệm trong sáng tác để tạo nên sự phát triển mạnh mẽ, ngày một phong phú hơn cho thể loại này. Các nhà văn lớp trước tiêu biểu là: Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan, Bùi Hiển..., vẫn tiếp tục phát huy được tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của ḿnh trước hiện thực cuộc đời mới. Lớp nhà văn kế cận là : Nguyễn Đ́nh Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Văn Bổng, Vơ Huy Tâm..., ngày càng khẳng định được vị trí của ḿnh trên văn đàn. Đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều nhà văn trẻ như : Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Anh Đức , Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thi, Nguyễn Sáng, Vũ Hạnh, Phan Tứ, Vũ Thị Thường, Đào Vũ, Chu Văn, Hữu Mai, Xuân Cang, Lê Văn Thảo, Dương Thị Xuân Quư, Đỗ Chu, Thái Bá Lợi, Nhật Tuấn,… Họ trưởng thành nhanh chóng từ trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xă hội và kháng chiến chống Mĩ. Họ trở thành lực lượng sáng tác quan trọng làm nên diện mạo của văn xuôi thời ḱ này.

 T́m hiểu về đặc điểm phong cách của các nhà văn, Phan Cự Đệ cho rằng:“Chúng ta có cái đẹp trong sáng, nhẹ nhơm, thanh thoát, đầy t́nh cảm yêu thương của Nguyễn Đ́nh Thi, cái xù x́ gân guốc… với chất say đầy hưng phấn lăng mạn của Nguyên Hồng, cái hóm hỉnh thông minh của một năng khiếu quan sát tinh tế kết hợp với tâm hồn thơ mơ mộng của Tô Hoài, cái đôn hậu ấm áp đượm vẻ huy hoàng tráng lệ của Nguyễn Huy tưởng, cái tỉnh táo, sắc sảo mang tính chất phát hiện của Nguyễn Khải, cái khỏe mạnh gân guốc có tính chiến đấu của Chu Văn, cái dân gian mà hiện đại của Nguyễn Thi, cái hiện đại mà cổ kính của Nguyễn Tuân, cái hùng tráng mà thi vị của Nguyễn Trung Thành, cái trữ t́nh trong sáng thiết tha của Anh Đức, cái trí tuệ  hài ḥa và cân đối của Phan Tứ… Bùi Hiển vẫn giữ được cái đậm đà trung hậu của xứ Nghệ, Vũ Thị Thường hướng về một vả đẹp nông thôn thuần phác, đôn hậu, Nguyễn Kiên đầm ấm yêu thương với những t́nh cảm, lí tưởng trong sáng, Nguyễn Sáng thích những xung đột giàu kịch tính, nhân vật có chất tạo h́nh, góc cạnh và dữ dội, Đỗ Chu thu hút chúng ta bằng những cảm xúc tươi mới, những kỉ niệm ngọt ngào, ấm cúng…”(Nhà văn Việt Nam hiện đại, T1).

Nh́n chung, đội ngũ nhà văn ngày một lớn mạnh, đông đảo, khẳng định được vị trí của ḿnh trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, khẳng định được phong cách sáng tác. Có thể xem, mỗi nhà văn như là một bông hoa có hương sắc riêng, góp phần tạo nên một vườn hoa đầy hương sắc, đa dạng và phong phú trong vườn hoa văn xuôi Việt Nam hiện đại.

2.2.2 - Các đề tài lớn :  

Top

            * Đề tài về cuộc sống trước Cách mạng tháng Tám :

            Nổi bật là bộ tiểu thuyết Cửa biển (4 tập) của Nguyên Hồng, Tranh tối tranh sáng,  Hỗn canh hỗn cư,  Đống rác cũ, tập I của Nguyễn Công Hoan, Vỡ bờ (tập I & II) của Nguyễn Đ́nh Thi,... Ở những tác phẩm này, với khả năng khám phá, bao quát và thể hiện hiện thực rộng lớn, cùng với tầm nhận thức và thể hiện mới, các nhà văn đă giúp cho người đọc càng hiểu hơn về cảnh sống đau thương của cha ông trong quá khứ, về bản chất phi lí, bạo tàn, bịp bợm của chế độ thực dân phong kiến. Mặt khác, các nhà văn đă ngợi ca sự anh dũng quật cường của dân tộc ta trong hoàn cảnh đó.   

            Ngoài ra c̣n có tập kí  Nhân dân ta rất anh hùng  do một số cán bộ lănh đạo cách mạng như  Vơ Nguyên Giáp, Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Hoàng Quốc Việt … ,kể lại những hoạt động cứu nước trước cách mạng, góp phần khơi gợi tinh thần yêu nước và khẳng định vai tṛ, sức mạnh của quần chúng nhân dân trong việc đấu tranh dành Độc lập, Tự do cho dân tộc.

            * Đề tài về cuộc kháng chiến chống Pháp :

Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, các nhà văn có khoảng cách về thời gian và tầm nhận thức mới để tiếp tục sáng tạo những ǵ mà trong hoàn cảnh trước đó họ đă ấp ủ, thai nghén nhưng chưa có điều kiện thực hiện. Bởi thế, chỉ trong khoảng một thời gian ngắn sau kháng chiến một loạt tác phẩm viết về đời sống kháng chiến đă ra đời, tiêu biểu phải kể đến: Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Trước giờ nổ súng của Lê Khâm, Một truyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Aùi,  Sống măi với thủ đô  của Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai, Phá vây của Phù Thăng. Các nhân vật trong truyện tuy xuất thân và có hoàn cảnh sống khác nhau nhưng đều ngời sáng lên những phẩm chất cao đẹp. Họ luôn biết vượt qua bao gian truân thử thách trong cuộc sống để góp sức ḿnh làm nên sự thắng lợi cho cuộc kháng chiến. Không ít những nhân vật ở các tác phẩm nói trên là nguyên mẫu từ cuộc sống chiến đấu của dân tộc thông qua sự sáng tạo của nhà văn đă trở thành điển h́nh nghệ thuật có sức tác động lớn và sâu bền đối với t́nh cảm, nhận thức của người đọc như : anh Núp trong Đất nước đứng lên, chị Tư Hậu trong Một truyện chép ở bệnh viện... 

* Đề tài về cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xă hội :

            Trên cơ sở sống gắn bó và nhận thức sâu sắc về cuộc sống, các nhà văn nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực đời sống xây dựng chủ nghĩa xă hội để khám phá và sáng tạo thành công nhiều tác phẩm. Nhiều vấn đề bức thiết được các nhà văn nghiền ngẫm và thể hiện như : cái cũ và cái mới; cá nhân và tập thể; vấn đề hợp tác hóa; quan niệm về hạnh phúc; tầm nh́n của người cán bộ; sự đổi thay của cuộc sống; ư nghĩa của cuộc sống làm ăn tập thể; vẻ đẹp của những con người lao động b́nh thường trong xă hội; ... Tiêu biểu cho đề tài trên là các tác phẩm: Hăy đi xa hơn nữa,  Xung đột của Nguyễn Khải, Cái sân gạch của Đào Vũ,  Bốn năm sau của Nguyễn Huy Tưởng, Băo biển của Chu Văn, Những người thợ mỏ của Vơ Huy Tâm, Cái hom giỏ, Gánh vác của Vũ Thị Thường, Vụ mùa chưa gặt của Nguyễn Kiên, Sông Đà của Nguyễn Tuân, …

Ở từng mức độ, các tác phẩm trên không chỉ phản ảnh chân thật sinh động cuộc sống, mà c̣n góp phần lí giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống ở buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xă hội ở miền Bắc. Có nhiều vấn đề trong cuộc sống mà nhà văn nh́n nhận, đánh giá ở vào thời điểm đó nhưng đối với cuộc sống hôm nay vẫn c̣n mang ư nghĩa thời sự, vẫn là điều cần thiết phải suy ngẫm thêm. Với thành công trên, các nhà văn đă khẳng định được vị trí, sự trưởng thành và đóng góp của ḿnh trong công cuộc xây dựng cuộc đời mới.

            * Đề tài về cuộc kháng chiến chống Mĩ :

Ngay từ thời ḱ đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, các nhà văn đă nhanh chóng đến với những nơi ác liệt và nóng bỏng nhất. Nơi nào có tiếng súng, tiếng máy bay gầm rú, tiếng bom, tiếng đại bác, nơi đó nhà văn có mặt. Có nhiều nhà văn vừa cầm súng vừa cầm bút vượt Trường Sơn đến chiến trường để t́m được nguồn cảm hứng sáng tạo mới và khám phá được biết bao vẻ đẹp, bao ḱ tích anh hùng đang nảy nở hàng ngày, hàng giờ trong đời sống chiến đấu của dân tộc. Bởi thế, chỉ trong một thời gian ngắn, trong hoàn cảnh sáng tác có nhiều khó khăn nhưng truyện và kí viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ vẫn đạt được nhiều thành công đáng tự hào. Những tác phẩm đạt giải trong các đợt thi sáng tác của báo Văn nghệ tổ chức vào các năm 1965, 1967 - 1968, 1970 - 1971, 1974 - 1975 và đặc biệt là các tác phẩm đă được Hội đồng Văn học nghệ thuật của Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trao tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đ́nh Chiểu là thành tựu nổi bật, là dấu son trong tiến tŕnh của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tiêu biểu nhất cho sự thành công trên là các tác phẩm: Ḥn đất, Bức thư Cà Mau của Anh Đức, Mẫn và tôi, Gia đ́nh má Bảy, Về làng của Phan Tứ, Đất Quảng, Rừng  nu của Nguyễn Trung Thành, Nguời mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng U Minh của Trần Hiếu Minh, Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch của Nguyễn Quang Sáng, Sống như anh của Trần Đ́nh Vân,  Bất khuất của Nguyễn Đức Thuận, Hà Nội ta đánh Mĩ  giỏi của  Nguyễn Tuân, Họ sống và chiến đấu, Chiến sĩ của Nguyễn Khải Vùng trời  của Hữu Mai, Thôn ven đường của Xuân Thiều, Cửa sông, Dấu chân người lính của  Nguyễn Minh Châu, Những ngày nổi giận của Chế Lan Viên …

            Các tác phẩm nói trên đi vào khám phá, thể hiện từng khía cạnh khác nhau trong đời sống chiến tranh và đều có nét đẹp riêng để góp phần làm nên vẻ đẹp chung cho truyện kí viết về đề tài chống Mĩ. Dù không tránh khỏi hạn chế ở mặt này hay mặt khác nhưng đó chính là sự minh chứng sinh động, hùng hồn về khí thế hào hùng và những phẩm chất cao đẹp cũng như sức sống mănh liệt của dân tộc Việt Nam ở những năm tháng đó.  

2.2.3 – Vài nhận xét về truyện và kí 1955 – 1975 :  

Top

            Nét nổi bật, nét mới của truyện và kí thời ḱ này đó là vừa nâng cao khả năng bao quát hiện thực, vừa chú ư đào sâu những vấn đề nằm trong hiện thực đó, vừa miêu tả, vừa phân tích và lí giải nên tác phẩm có được sức khái quát chính xác và sâu sắc hơn.

            Nhiều tác phẩm có quy mô phản ánh rộng lớn và sâu sắc được ra đời như: Cửa biển của Nguyên Hồng, Vỡ bờ  của Nguyễn Đ́nh Thi,  Vùng trời của  Hữu Mai, Băo biển, Đất mặn của Chu Văn, Chiến sĩ  của Nguyễn Khải, Dấu chân người lính  của Nguyễn Minh Châu,… Đặc biệt, nhiều tác phẩm ra đời một cách kịp thời, đảm bảo tính thời sự. Điều đó chứng tỏ các nhà văn có sự cố gắng lớn để nhanh chóng chiếm lĩnh được hiện thực cuộc sống.

            Trong quá tŕnh khám phá, sáng tạo, các nhà văn đă chú ư khai thác và thể hiện những khía cạnh độc đáo của cuộc sống vừa sản xuất, vừa chiến đấu, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương, cũng như các mối quan hệ trong đời sống gia đinh, xă hội …

           Ở từng phương diện và mức độ khác nhau, các tác phẩm đă thể hiện được một cách thành công sự sàng lọc con người trong cuộc sống xây dựng và chiến đấu, mà nhất là thể hiện được sự kế tiếp của hai thế hệ trong cuộc chiến đấu v́ Độc lập, Tự do của dân tộc, tiêu biểu là: Ḥn đất của Anh Đức, Mẫn và tôi của Phan Tứ, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu …

            Vấn đề xây dựng nhân vật của truyện và kí ở thời ḱ này cũng có bước phát triển đáng chú ư. Nhà văn chú trọng hơn việc đi sâu vào khai thác nội tâm, đời sống tinh thần của nhân vật. Loại nhân vật được mở rộng đáp ứng kịp thời nhu cầu thẩm mĩ của độc giả. Một số nhân vật được xây dựng từ nguyên mẫu trong đời sống nên càng có tác dụng giáo dục sâu sắc.

            Tóm lại, truyện và kí của ta trong hai mươi năm qua tuy chưa có được tác phẩm mang tầm vóc vĩ đại, nhưng những ǵ đạt được rất đáng tự hào, trân trọng. Nó đă phản ánh và đáp ứng kịp thời nhu cầu thẩm mĩ của thời đại, góp phần cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ cuộc sống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc trong những tháng năm đó.

2.3 – Kịch nói:  

Top

(Phần này sinh viên đọc các tài liệu tham khảo theo sự hướng dẫn của giáo viên).

            Cần lưu ư các điểm sau :

            - Vị trí của kịch nói so với các thể loại khác cùng thời ḱ.

- Kịch chuyển thể từ kí và tiểu thuyết .

- Kịch lịch sử  góp phần khẳng định niềm tin, niềm tự hào, ư chí của ông cha trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Ngọn lửa của Nguyễn Vũ, Nổi gió, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt của Vũ Dũng Minh,…

 


PreviousIndexNextHome