NEXTINDEXHOME
 

 

CHƯƠNG I

 

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA  ĐỘNG VẬT

THUỶ SẢN VÀ THỨC ĂN

 

1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

1.1. Nước

1.2.  Protein

1.3.  Lipid.

1.4.  Khoáng

1.5. Vitamin.

2. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA

    ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

2.1. Vị trí trên cơ thể

2.2. Thời kỳ sinh sản

2.3. Thức ăn

2.4. Thời tiết, ngoại cảnh

2.5. Giai đoạn phát triển, giới tính

3. TÍNH CHẤT CỦA THỨC ĂN

 

1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Thành phần hóa học của ĐVTS cũng tương tự như động vật khác bao gồm nước, protein, lipid, khoáng, glucid, muối vô cơ, men, hoormon. Chúng khác nhau chỉ ở hàm lượng các chất cấu tạo cơ thể:

 

1.1.  Nước:

 

Trong cơ thể ĐVTS, hàm lượng nước là cao nhất, thường chiếm trên 60 - 80%. Hàm lượng nước thay đồi tùy theo loài và giai đoạn phát triển. 

 

1.2  Protein:

 

 

Protein là thành phần hóa học chủ yếu trong thịt động vật thủy sản, chiếm khoảng 60- 75 % (trọng lượng khô).

Protein trong cơ thể động vật thủy sản thường liên kết với nhóm chất hữu cơ khác như lipid, acid nucleic, glycogen để tạo thành các phức chất phức tạp có những tính chất sinh học đặc trưng khác nhau.

Protein trong tổ chức cơ thịt ĐVTS được chia làm 2 nhóm chính: chất cơ ḥa tan (Mucle plasma) và chất cơ cơ bản ( Mucle stroma). Tỷ lệ chất cơ ḥa tan và chất cơ cơ bản trong thịt cá khác nhau theo giống loài nhưng so với động vật trên cạn th́ tỉ lệ chất cơ ḥa tan lớn hơn rất nhiều chất cơ cơ bản. Protein của chất cơ cơ bản chiếm khoảng 3-15% tổng lượng  protein cơ thịt. 

 

Bảng 1.1 : Hàm lượng một số acid amin trong cơ thể cá chép (% Protein).

Acid amin

Hàm lượng

Acid amin

Hàm lượng

Ala

Arg

Asp

Glu

Gly

His

Iso

6.9

6.0

10.9

16.6

3.70

2.20

5.10

Leu

Lis

Met

Phe

Pro

Tre

Tri

9.20

11.6

3.30

5.10

3.10

5.0

5.90

 

1.3.  Lipid.

 

Thành phần chủ yếu của chất béo trong động vật thuỷ sản là triglycerit do acid béo bậc cao hóa hợp với glycerin. Chất béo trong ĐVTS có vai tṛ quan trọng trong hoạt động sống của chúng. Chất béo trong động vật thuỷ sản thường có màu vàng nhạt, một số loài có màu đỏ, thường th́ lượng Vitamin A trong dầu càng nhiều th́ dầu càng có màu thẫm.

Người ta thường dựa vào lượng mỡ cơ chia cá ra nhóm “cá béo” khi lượng mỡ cơ cao hơn 10% như cá trích, họ cá Scomber sp. và nhóm “cá gầy” có lượng mỡ cơ thấp hơn 2% như nhóm cá thu ( lipid dự trữ chủ yếu trong gan có thể đạt 50%). Giữa hai nhóm trên là nhóm cá trung gian có mỡ cơ trong khoảng 2-6%.

Acid béo của ĐVTS thuôc loại mạch thẳng có một gốc Cacboxin, chuỗi Cacbon dài nhất 28 C, chủ yếu là C18-C22. Trong dầu cá acid béo chưa bảo hóa (nhóm n-3 và n.6) chiếm tới 84% do đó dễ bị Oxy hóa và thối rữa, quá tŕnh Oxy hóa dầu cá sản sinh ra rất nhiều chất thuôc loại Andehit, ceton, loaị acid béo cấp thấp làm cho dầu có mùi hôi khó chiụ.

 

Bảng 1.2: Thành phần hóa học của một số loại động vật thuỷ sản (%)

Loại

Nuớc

Protein

Lipid

Khoáng

Cacbohydrat

Giáp xác

76.0

17.8

2.10

2.10

-

Nhuyễn thể

  81.0

 13.0

  1.50

  1.60

2.90

Trắm cỏ

 74.0

 17.4

  5.80

  1.50

-

Tôm sú

75.22

21.04

1.83

-

 

 

1.4.  Khoáng

 

Khóang trong ĐVTS khác nhau theo giống loài thời tiết và hoàn cảnh sống. Nguồn khoáng quan trọng và chiếm số lượng nhiều trong ĐVTS là Canci, Photpho, Fe.  Hàm lượng Fe chiếm khoảng 12% tổng lượng khóang. Các chất khoáng: Fe, Cu, Mn, Zn, Co, Cr, F, I... rất cần thiết cho quá tŕnh trao đổi chất.

Một nguồn lợi đặc  biệt trong khoáng của ĐVTS là Iod, hàm lượng này nhiều hơn động vật trên cạn hàng chục đến hàng trăm lần. Iod đóng vai tṛ quan trọng trong thực phẩm của con người. Iod có nhiều trong gan, noăn sào, túi tinh, trong cơ thịt ít hơn.

 

1.5. Vitamin.

 

Ngoài những thành phần dinh dưỡng cơ bản, ĐVTS c̣n có một lượng Vitamin phong phú đặc biệt như Vitamin A và D, ngoài ra c̣n có Vitamin nhóm B và E

Vitamin trong ĐVTS chủ yếu tập trung ở nội tạng đặc biệt là gan và một phần ở tuyến sinh dục (chủ yếu là Nhóm A &D), một số khác phân bố trong cơ dưới dạng hợp chất đơn giản

 

 

 

2. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

 

2.1. Vị trí trên cơ thể:

 

            Trên cùng một cá thể th́ thành phần hóa học của các vị trí khác nhau cũng rất khác nhau. Phần mỡ tập trung ở bụng và ở đầu. Phần thịt trắng của cá bơn có lượng mỡ rấc cao và trong protid của nó có nhiều Arginin, cystin c̣n protid trong thịt đỏ th́ có nhiều tyrosin. Mỡ trong cơ thịt th́ ít hơn mỡ trong gan

 Theo Bilinski (1969) gan là nơi dự trữ lipid cho những loài cá sống tầng đáy và bơi lội chậm như trường hợp một số loài cá biển như cá tuyết (Gardus callarias) lipid trong gan có thể chiếm 75% thể trọng gan. Lipid trong cơ đỏ hay màu sẩm thường cao gấp đôi lượng lipid trong cơ trắng. Một số trường hợp lipid dự trữ ở màng treo ruột tạo thành các mô mỡ và có một tỉ lệ rất lớn như cá basa có lượng mỡ chiếm 25% thể trọng cá khi thức ăn có quá nhiều năng lượng.

 

2.2. Thời kỳ sinh sản:

 

            Là giai đoạn làm biến đổi rất lớn đến thành phần hóa học của ĐVTS. Thời kư sinh sản và đặc biêt là loài di cư sinh sản hàm lượng lipid và protid giảm đáng kể. Cá hồi trước khi di cư sinh sản hàm lượng mỡ là 15%, nhưng sau khi sinh sản hàm lượng mỡ chỉ c̣n lại 2.2%.

Thành phần mỡ trong cá thay đổi theo tuổi và trạng thái sinh lư của cá. Một cách tổng quát hàm lượng lipid của cá tăng lên theo tuổi và kích thước của cá trong khi protein ít thay đổi hơn. Ngoài ra các yếu tố thức ăn, di truyền, môi trường có ảnh hưởng lên sự tích lũy lipid trong cá trong đó thức ăn giữ vai tṛ quan trọng và quyết định. Cá nuôi thường có một lượng mỡ tích lũy cao hơn cá ngoài thiên nhiên.

 

2.3. Thức ăn:

 

Thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến thành phần sinh hóa của ĐVTS, đặc biệt là hàm lượng lipid và nước. Thường những loài cà nuôi có hàm lượng lipid cao hơn cá tự nhiên. Cá sinh trưởng ở các vùng có nguồn thức ăn khác nhau  sẽ có thành phần hoá học khác nhau.

 

Bảng 1.3 : Hàm lượng Lipid trong thịt cá Trắm cỏ

Trọng lượng cá

      Thức ăn xanh

Thức ăn hổn hợp

104g

228g

422g

1.97

1.99

2.96

2.14

2.47

3.12

 

2.4. Thời tiết, ngoại cảnh:

 

Thời tiết có mối quan hệ mật thiết đến sự phát triển của tuyến sinh dục và thức ăn. Cá trích có hàm lượng mỡ cao vào cuối mùa thu và ít nhất vào đầu xuân. Nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực chịu ảnh hưởng lớn bởi thời tiết nên ảnh hưởng mạnh đến thành phần hóa học của ĐVTS.

Hoàn cảnh sống có ảnh hưởng lớn tới thành phần hóa học của ĐVTS. Ví dụ lượng Iod trong nước biển cao làm cho sinh vật biển thường có hàm lượng Iod cao. Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng tới thành phần hóa của ĐVTS.

 

2.5. Giai đoạn phát triển, giới tính:

 

Thành phần hóa học của ĐVTS biến đổi theo giai đoạn phát triển của chúng, thường là hàm lượng lipid và đạm gia tăng theo giai đoạn phát triển, thành phần hóa học của cá cái chịu ảnh hưởng lớn bởi quá tŕnh phát triển tuyến sinh dục và sinh sản. Thường th́ cá đực có hàm lượng nước, protid và muối vô cơ nhiều hơn cá cái nhưng hàm lượng mỡ trong cá cái th́ cao hơn cá đực.

 

Những nhân tố trên có ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của ĐVTS và thành phần học có ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng, mùi vị giá trị của thực phẩm, có ư nghĩa quyết định đối với quy tŕnh sản xuất, v́ vậy chúng ta cần phải nắm vững để sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu.             

 

    Bảng 1.4 : Thành phần hoá học cá trắm cỏ thay đổ theo trọng lượng cơ thể

Kích cỡ 

Nước (%)

Độ khô (%)

Protein (%)

Lipid (%)

94g

174g

427g

628g

83.5

79.4

77.8

75.8

16.5

20.6

22.2

24.2

14.0

17.3

18.2

18.7

1.31

2.97

2.87

3.8

 

3.     TÍNH CHẤT CỦA THỨC ĂN:

 

           Nguồn thức ăn chủ yếu hiện nay được dùng cho nuôi thủy sản bao gồm: các loại thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật và một số sản phẩm bài tiết, phân hủy của chúng như phân động vật, các chất vẩn hữu cơ lơ lửng...

           Về cơ bản thành phần hóa học của thức ăn động vật và thực vật là tương tự. Chúng bao gồm các yếu tố chủ yếu: Nước, Glucid, Protein, Lipid, Khoáng, Vitamin. Tuy nhiên chúng có sự khác nhau về hàm lượng và chất lượng các yếu tố cấu tạo nên thức ăn.

           Thực vật có khả năng sử dụng H2O, CO2 các muối dinh dưỡng nhờ ánh sáng mặt trời mà tổng hợp nên các chất hữu cơ, c̣n động vật th́ không có khả năng này, chúng phải sử dụng các hợp chất hữu cơ có sẳn trong động vật hay thực vật khác.

So sánh hàm lượng chất dinh dưỡng trong động vật và thực vật thấy rằng:

·        Chất hữu cơ ở động vật chủ yếu là protein và lipid, c̣n ở thực vật là glucid. Chất khoáng ở thực vật chủ yếu là K và Si, c̣n ở động vật chủ yếu là Ca, Mg và P.

·        Thực vật tự tổng hợp được Vitamin c̣n động vật th́ hầu như không. Hàm lượng Vitamin ở thực vật cao hơn ở động vật.

·        Màng tế bào ở thực vật là xơ, ở động vật là protein, lipid. V́ vậy thức ăn là động vật thường được tiêu hóa dể hơn.

 

Bằng phương pháp phân tích thành hoá học của thức ăn thuỷ sản bao gồm nước chất hửu cơ, chất vô cơ theo sơ đồ phân tích như sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


H́nh 1.1:  Thành phần hoá học của thức ăn gốc thực vật hay động vật


 

 

 

 


                              

 

 

                                                    

 

 

 

 

 

 

                                        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


H́nh 1.2 Các chỉ tiêu phân tích trong thành phần sinh hóa của thức ăn ĐVTS

 
INDEXNEXTHOME