PreviousIndexNextHome
 


CHƯƠNG 8

NUÔI THỦY SẢN KẾT HỢP GIỮA H̀NH THỨC

 NUÔI THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH

 

1. Giới thiệu

2. Chất thải trong nuôi thủy sản thâm canh

3. Mô h́nh nuôi thâm canh cá rô phi trong lồng và nuôi bán thâm canh cá rô phi trong ao đất

4. Mô h́nh nuôi thâm canh cá trê vàng, trê lai trong lồng và nuôi bán thâm canh cá rô phi trong ao đất

 

 

1. Giới thiệu

 

Nuôi cá thâm canh thường làm cho môi trường nước xung quanh giàu chất dinh dưỡng và có nguy cơ ô nhiễm. Thức ăn dư thừa và phân cá làm cho hàm lượng chất dinh dưỡng và vật chất hữu cơ lơ lửng trong nước tăng. V́ thế lượng tiêu hao oxygen sinh học và ô nhiễm môi trường tăng (Muir, 1992). Hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước thải từ ao nuôi cá trê thâm canh rất cao (Veerina, 1989) và hơn 64% đạm tổng và 77% lân tổng từ thức ăn thất thoát ra môi trường nước (Udomkam, 1989). Để phát triển nuôi thủy sản bền vững, nước thải giàu chất dinh dưỡng từ ao nuôi cá trê thâm canh được sử dụng làm phân bón cho ao nuôi cá rô phi bán thâm canh (Udomkarn, 1989; Veerina, 1989; Lin và ctv., 1990; Lin and Diana, 1995; Yi, và ctv., 2003).

 

2. Chất thải trong nuôi thủy sản thâm canh

TOP

 

Chất thải từ nuôi trồng thủy sản bao gồm tất cả những vật liệu đă được sử dụng trong quá tŕnh nuôi mà không được lấy ra khỏi hệ thống nuôi khi thu hoạch. Lượng chất thải từ nuôi thủy sản sẽ thải vào môi trường.

 

Ảnh hưởng của chất thải từ nuôi trồng thủy sản đến môi trường tùy thuộc vào mức độ thâm canh của hệ thống nuôi. Nuôi thủy sản thâm canh, đặc biệt là nuôi đơn một loài đầu tư thức ăn rất nhiều dễ gây ô nhiễm môi trường. Nuôi thâm canh gồm nuôi cá vùng ôn đới và nuôi tôm vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nuôi thủy sản bán thâm canh ở vùng nhiệt đới với thế mạnh là nuôi cá nước ngọt, nuôi tôm nước ngọt, mặn cung cấp thức ăn từ nguồn thức ăn tự nhiên, thực vật mềm, bột ngũ cốc, bánh dầu, phân bón (bao gồm phân động vật, phân bắc, phân vô cơ. Chất thải từ nuôi thủy sản bán thâm canh ít hơn nuôi thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp.

 

Chất thải từ nuôi trồng thủy sản là thức ăn dư thừa, phân của cá nuôi, dư lượng hóa chất và thuốc pḥng trị bệnh. Chất thải c̣n bao gồm cả cá bị chết trong quá tŕnh nuôi. Để nuôi thủy sản đạt lợi nhuận cao th́ năng lượng và chất dinh dưỡng từ thức ăn hay phân bón chuyển hoá vào năng lượng và dưỡng chất trong sản phẩm cao nhất nghĩa là lượng vật chất mất đi là thấp nhất.

 

Chất thải từ nuôi thâm canh phần lớn từ thức ăn gồm thức ăn dư thừa (cả thức ăn không được cá sử dụng), thức ăn không được cá tiêu hóa thải ra theo phân cá, và chất bài tiết của cá. Thành phần chất dinh dưỡng trong chất thải từ nuôi thủy sản phụ thuộc vào chất lượng thành phần nguyên liệu làm thức ăn, kỹ thuật sản xuất thức ăn và phương pháp bảo quản thức ăn cũng như cách thức cho cá ăn.

 

Bảng 1: Cân bằng chất dinh dưỡng cho 1 kg cá hồi Đại Tây dương (Johnsen va ctv., 1993)

 

Chất dinh dưỡng trong thức ăn

Cá hấp thu (g)

Tồn tại trong cá (g)

Thải theo phân cá (g)

Thả theo bài tiết (g)

Protein

59

29

8

22

Lipid

286

138

31

 

Carbohydrate

152

-

81

 

Lân tổng số

11

4

6

1

Chất hữu cơ

805

319

162

 

 

Bảng 2: Nitrogen, phosphorus va COD trung binh có được và mất đi ở ao nuôi cá nheo (ao diện tích 405 m2, độ sâu trung b́nh 79 cm, thả cá mật độ 0,8 – 0,9 con/m2 (Boyd, 1985)

 

Nguồn dinh dưỡng

Nitrogen

Phophorus

COD

·        Có được từ

 

 

 

   - Thức ăn

11,2 (92 %)

1,68 (96 %)

236 (36 %)

   - Quang hợp

 

 

413 (63 %)

   - Khác (cá thả, nước cấp, nước mưa...)

0,9 (8 %)

0,07 (4 %)

11 (1 %)

     Tổng cộng

12,1

1,75

660

·        Mất đi

 

 

 

   - Cá thu hoạch

3,0 (25 %)

0,52 (30 %)

60 (9 %)

   - Hô hấp

 

 

 

       Trong tầng nước

 

 

309 (47 %)

       Sinh vật đáy

 

 

104 (16 %)

       Cá nuôi

 

 

121 (18 %)

   - Khử ammonia

6,9 (57 %)

 

 

   - Hấp thu bởi bùn đáy

0

0,97 (55 %)

0

   - Nước ṛ rỉ, thất thoát

2,2 (18 %)

0,26 (15 %)

66 (10 %)

·        Tổng

12,1

1,75

660

 

 

 

3. Mô h́nh nuôi thâm canh cá rô phi trong lồng và nuôi bán thâm canh cá rô phi trong ao đất

 

Lồng/bè h́nh vuông hay h́nh chữ nhật từ 1 - 20 m3 tùy thuộc vào điều kiện vật liệu làm lồng và điều kiện của nông hộ. Thông thường bè nhỏ có khả năng trao đổi nước cao hơn bè lớn. Điều này c̣n phụ thuộc vào khoảng cách giữa các thanh gỗ đóng bè hay mắt lưới.

 

Độ sâu của bè sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá nuôi trong bè. Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi tăng dần khi nuôi ở bè có độ sâu tăng từ 0,5 đến 1,5 m (bè có hai mặt bên đều 6 m). Bè có độ sâu 0,9 – 1,6 m thường được sử dụng để nuôi cá chép và cá rô phi.

 

Cho cá ăn thức ăn viên dạng nổi với hàm lượng đạm đạm khoảng 25 -30 %, thành phần dinh dưỡng cân bằng và viên thức ăn lâu tan trong nước được sử dụng để nuôi công nghiệp cá rô phi trong bè. Cá được cho ăn 2 lần/ngày. Tỷ lệ cho cá rô phi ăn như sau

 

Bảng 3. Lượng thức ăn cho cá rô phi nuôi trong bè

 

Kích cỡ cá (g/con)

Lượng thức ăn (% trọng lượng thân )

<50 g

6 - 5

50 - 100

4

> 100

3

> 200

2,5

> 250

2

> 400

1,4

 

Theo Campell (1978) thả cá rô phi mật độ 1,6 – 1,7 kg/m3 trong bè 20 m3 và 6,1 kg/m3 trong bè 6 m3 th́ cá có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là 1,4 – 2,0 g/ngày. Tuy nhiêu do mật độ này tương đối thấp nên sản lượng cá thấp ở các bè có kích thước lớn. Bè 6 m3  sản xuất được 9 – 11 kg/m3/tháng, trong khi đó bè 20 m3 chỉ có 2,6 – 3,7 kg/m3/tháng. N'zimasse (1979) thả có khối lượng là 43 và 82 g/con với mật độ 247 và 122 con/m3. Đối với bè 1, 6 hay 20 m3 có khả năng sản xuất tối đa là 90, 70, 40 kg/m3 với điều kiện là nước phải có đủ oxy. V́ thế để bảo bảo an toàn cho cá, bè 1 m3 thường được khuyến cáo sản xuất khoảng 73 kg cá/m3.

                             

            Theo Yi (1996) cỡ  thả cá rô phi đơn tính cỡ 100 - 150 g/con với mật độ thả là 30, 40, 50, 60 và 70 con/m3 cho kết quả tốt nhất ở mật độ 50 con/m3. Cá tăng trọng b́nh quân 4,01 - 4,59 g/ngày và năng suất là 60,3 - 94,2 kg/bè 4 m3/90 ngày. Cá rô phi đơn tính cỡ 10 - 15 g/con được thả bên ngoài ao đất với mật độ 1,4 - 2 con/m2. Trong suốt quá tŕnh nuôi, ao không cần bón phân. Cá rô phi trong ao sử dụng thức ăn dư thừa của cá rô phi nuôi thâm canh trong bè và lượng thức ăn tan trong môi trường nước kích thích tảo phát triển làm thức ăn tự nhiên cho cá rô phi nuôi trong ao.

 

Mật độ của cá rô phi nuôi thâm canh trong bè ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và năng suất cá rô phi nuôi trong ao đất. Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi thả nuôi trong ao thấp, dao động từ 0,30 - 0,47 g/ngày. Sau 86 ngày, năng suất cá rô phi nuôi ao tăng theo mật độ cá rô phi nuôi thâm canh trong lồng, đạt 1,51 - 1,77 t/ha/vụ.

 

Lượng chất dinh dưỡng tổng đạm (TN) và tổng lân (TP) có trong chất thải từ bè nuôi thâm canh vào ao trong 90 ngày nuôi từ 1,84 - 3,23 kg N và 0,37 - 1,09 kg P/ao. V́ thế, ao nhận được lượng phân bón 0,62 - 1,09 kg N/ha/ngày và 0.12 - 0,22 kg P/ha/ngày với tỷ lệ N:P là 4,95 - 5,11.

 

Bằng cách nuôi kết hợp cá rô phi trong 2 lồng 4 m3  đặt trong ao 335 m2 sau 3 tháng cá có kích cỡ trung b́nh từ 150 g/con tăng lên 500 g/con. Đây là kích cỡ có giá cao trên thị trường. Cá nuôi ngoài ao tăng từ 15 g/con lên 120 g/con. Lượng cá này có thể sử dụng để thả nuôi trong bè cho chu kỳ nuôi tiếp theo.

 

4. Mô h́nh nuôi thâm canh cá trê vàng, trê lai trong lồng và nuôi bán thâm canh cá rô phi trong ao đất

 

Lin (1990) thả 400 - 800 cá trê vàng trong bè 4 m3 (3,2 m3 nước). Bè được đặt trong ao 250 m2 thả 220 con cá rô phi đơn tính. Cá trê vàng được cung cấp thức ăn. Cá rô phi trong ao chỉ sử dụng chất thải từ bè cá trê và thức ăn tự nhiên. sau 149 ngày nuôi, năng suất cá trê trong bè từ 33,7 - 83 kg/bè với trọng lượng cá trê thu hoạch từ 111 - 137 g/con, tăng trọng của cá từ 0,6 - 0,9 g/ngày. Năng suất cá rô phi ước tính là 8 t/ha/năm.

 

 

 

H́nh:  Nuôi cá bè thâm canh kết hợp nuôi cá bán thâm trong ao đất




 
TopPreviousIndexNextHome