PreviousIndexNextHome
 


CHƯƠNG 2

MÔ H̀NH NUÔI KẾT HỢP HEO – CÁ

 

I. Xây dựng ao, chuồng cho hệ thống nuôi kết hợp

    1. Chọn lựa vị trí

    2. Xây dựng chuồng và ao cho hệ thống nuôi kết hợp

II. Biện pháp kỹ thuật mô h́nh cá – heo

   1. Cải tạo ao nuôi

    2. Biện pháp kỹ thuật nuôi

    3. Chăm sóc và quản lư hệ thống nuôi

    4. Thu hoạch

III. Thực nghiệm nuôi ghép cá với các mật độ khác nhau trong mô h́nh nuôi kết hợp heo - cá vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

 

 

Hệ thống nuôi kết hợp cá - heo chỉ thích hợp cho vùng khí hậu ấm trên thế giới. Trong ao nuôi, cá ăn trực tiếp phân chuồng hoặc ăn gián tiếp thông qua nguồn thức ăn tự nhiên được phát triển nhờ nguồn phân heo. Bản thân phân chuồng là thức ăn nghèo dinh dưỡng cho cá, nó chứa tối đa là 25% chất đạm thô nhưng hơn phân nửa là dạng đạm cá không tiêu hoá được. Phân chuồng cung cấp ít năng lượng cho cá hơn các loại thức ăn khác. V́ thế nếu nuôi cá chỉ sử dụng duy nhất phân chuồng th́ năng suất sẽ thấp. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của nguồn chất thải từ heo sẽ tăng cao nếu tính cả thức ăn rơi, thừa của heo.

 

Nuôi ghép cá trong hệ thống ao kết hợp với nuôi heo là một trong những mô h́nh sản xuất kết hợp khá phổ biến ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trong những năm gần đây. Trong hệ thống nuôi, các loài cá có thể tận dụng hết các tầng nước và thức ăn tự nhiên có trong ao như phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, động vật đáy và các lọại mùn bă hữu cơ.... Thực tiễn sản xuất và nghiên cứu cho thấy, trong quá tŕnh khai thác mô h́nh, với các loài cá thả nuôi như rô phi, mè trắng, trôi Ấn Độ, mè vinh, hường, tai tượng, sặc rằn và cá chép. người dân thường thả nuôi với mật độ rất cao (10 - 15 con/m2), nhưng khả năng bổ sung thêm thức ăn tự chế biến cho cá lại thấp và rất hạn chế, cá nuôi trong mô h́nh này chủ yếu sử dụng thức ăn thừa, chất thải từ hệ thống chăn nuôi heo nên năng suất cá thu họach thường biến động, trung b́nh từ 2.500 kg - 18.400 kg/ha (Chí, 1997 và Long, 2001).

 

I. Xây dựng ao, chuồng cho hệ thống nuôi kết hợp

1. Chọn lựa vị trí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


H́nh 1: Mô h́nh nuôi Heo – Cá kết hợp

 

Để xây dựng mô h́nh nuôi gồm: ao và chuồng nuôi heo cần lưu ư một số điểm như sau:

 

-     Đất thịt không bị nhiễm phèn, có khả năng sử dụng được nguồn nước giếng.

 

-     Gần kênh rạch để tiện lợi cho việc cấp nước trong quá tŕnh nuôi.

 

-     Ao và chuồng không nên xây dưng gần những cây lớn, tán cây sẽ che bóng mát, thiếu ánh sáng, nguồn thức ăn tự nhiên cho cá bị giảm, độ ẩm của môi trường nuôi cao ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của heo. Măt khác lá cây rụng xuống cũng có thể làm thối nước trong ao nuôi.

 

-     Gần nhà để tiện lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ.

 

2. Xây dựng chuồng và ao cho hệ thống nuôi kết hợp

 

a. Chuồng

            Tùy theo điều kiện kinh tế gia đ́nh, điều kiện về đất đai, chuồng heo có thể được xây dựng bằng gạch xây ở bờ ao hoặc ván gỗ làm sàn trên ao, nền sàn chuồng phải được gia cố chắc chắn, có thể chia làm nhiều ô nhỏ thành một dăy hoăc hai dăy chuồng theo qui cách 1,6 m2 cho 1 heo để có thể nuôi được nhiều lứa heo.

 

           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H́nh 2: Chuồng Heo trong hệ thống Cá – Heo kết hợp

 

Tùy thuộc vào khả năng xử lư nguồn chất thải từ phần heo, kích thước chuồng và số lượng heo nuôi được xác định cho phù hợp với nhu cầu cung cấp thức ăn trực tiếp và gián tiếp cho cá nuôi. Chuồng phải có dụng cụ cho heo uống nước và máng ăn riêng lẻ. Phía sau mỗi chuồng nên xây một bể chứa phân và nước rửa chuồng heo. Bể chứa sẽ giúp người nuôi chủ động cung cấp thức ăn cho cá, kiểm soát được môi trường nuôi, nước ao không bị bẩn, ô nhiễm, đồng thời người nuôi cũng sử dụng được nguồn phân hữu cơ này để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, rau cải khác được trồng ở bờ khi nguồn phân bị thừa.

 

* Thức ăn cho heo

            Có nhiều nguyên liệu để phối chế thức ăn cho heo gồm cám, tấm, bột bắp, bột đậu nành, thức ăn đậm đặc cho heo. cocó thể tận dụoanh nghieäp phụ phẩm từ nông nghiệp và nhà bếp làm thức ăn cho heo, thực vật mềm trong ao, kênh. Tăng trưởng của heo phụ thuộc vào mức độ chăm sóc, quản lư, thời tiết và chất lượng thức ăn.

 

* Phân heo

            Phân heo rất giàu khoáng chất (N, P, K) và chất hữu cơ. Chất lượng phân heo phụ thuốc rất lớn vào chất lượng thức ăn. trung b́nh cứ 25 kg phân heo có thế chuyển hóa thành 1 kg cá.

 

Bảng 1: Thành phần các chất trong phân heo (%)

 

 

Chất hữu cơ

N

P2O5

K2O

Phân heo (trọng lượng ướt)

18

0,8

0,4

0,3

Nước tiểu của heo

2

0,3

0,1

0,6

Phân heo khô (phơi khô)

33

2

1

2,5

Chất thải từ chuồng heo

34

0,5

0,2

0,6

 

Lượng chất thải từ heo bao gồm phân và nước tiểu, nó phụ thuộc vào tuổi của heo, thức ăn cho heo và chăm sóc, quản lư đàn heo.

 

Bảng 2: Tỷ lệ chất thải của heo theo trọng lượng heo

 

 

Phân heo

(kg/ngày)

Nước tiểu

(L/ngày)

Tổng

(kg/ngày)

Heo giống từ 30 - 60 ngày tuổi

1 - 1,5

0,5 - 1

1,5 - 2,5

Heo thịt 60 - 220 ngày tuổi

2,5 - 3

1,5 - 2

4 - 5

Heo nái 1 năm tuổi trở lên

4 - 5

2,5 - 3,5

6,5 - 8,5

 

pH trong chất thải của heo là 6,5 - 7, tỷ lệ NPK là 13 : 1 : 0,5.

 

 

 

b. Ao

-     Ao có thể được đào lớn hay nhỏ tùy điều kiện của mỗi gia đ́nh, nhưng kích thước tối thiểu là 200 m2 mới có thể cung cấp nhu cầu về đạm cho một gia đ́nh. Ao có dạng h́nh chữ nhật với chiều dài gấp 2 - 3 lần chiều ngang để tiện cho việc đào đắp và đánh bắt cá, mức nước sâu từ 1,5 - 2 m.

 

-     Mỗi ao cần có một cống cấp nước để kịp thời cung cấp nước cho ao. Trong trường hợp ao nuôi quá bẩn, đường kính cống 15 - 20 cm, có thể dùng cống xi măng, cống sành hoặc thân tre, dừa để làm cống. Trong quá tŕnh nuôi, cống được bịt lại với bao nylon hay vật liệu khác, không cho nước ao thoát ra bên ngoài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


H́nh 3: Ao nuôi trong mô h́nh Heo – Cá kết hợp

 

-     Bờ ao phải được gia cố chắc chắn, cỏ và các loại rau màu khác như: rau muống, khoai lang có thể được trồng xung quanh bờ nhằm tránh sụp lở và hạn chế ô nhiễm từ nguồn nước bên ngoài chảy vào ao.

 

II. Biện pháp kỹ thuật mô h́nh cá - heo

 

            Để ao nuôi trong mô h́nh nuôi kết hợp cá - heo đạt được kết quả tốt, một số biện pháp kỹ thuật cần được lưu tâm thực hiện như là:

 

1. Cải tạo ao nuôi

 

            Ao nuôi trước khi thả cá cần phải được cải tạo cẩn thận tương tư như một ao nuôi cá thâm canh. Các bước thực hiện có thể được tóm tắt như sau:

 

-     Tát cạn ao

-     Bắt hết cá dữ, cá tạp và các địch hại khác gây nguy hại cho cá nuôi

-     Vét bớt lớp bùn đáy ao c̣n khoảng 20 - 30 cm

-     San bằng nền đáy ao

-     Tu bổ bờ, lấp hang hốc và dọn cỏ quanh bờ ao

-     Rải vôi bột với liều lượng 10 - 15 kg/100 m2 ao nhằm vệ sinh, khử trùng ao nuôi, hạn chế dịch bệnh.

-     Không cần phải bón phân hữu cơ v́ trong quá tŕnh nuôi, chất thải từ hệ thống chuồng có thể đủ cung cấp dinh dưỡng cho một ao nuôi trong hệ thống sản xuất kết hợp.

 

 

 

H́nh 4: Tát cạn và sên vét bùn đáy ao nuôi trong mô h́nh Cá – Heo kết hợp

 

 

 

H́nh 5: Phơi đáy ao nuôi trong mô h́nh Cá – Heo kết hợp

 

2. Biện pháp kỹ thuật nuôi

 

   a. Số lượng cá thả nuôi

 

            Số lượng cá thả nuôi trong mô h́nh tùy thuộc nhiều vào số lượng heo nuôi, diện tích mặt nước hiện có. Thực tế nghiên cứu cho thấy với số heo nuôi 2 con/chuồng sẽ cung cấp lượng phân đủ làm thức ăn cho 1 ao nuôi cá có diện tích 200 m2 và mật độ thả 2 con/m2.

 

            Lượng phân cấp cho ao tối đa là 100 - 200 kg phân (trọng lượng khô)/ka/ngày (tương đương với lượng phân từ 50 - 100 con heo trọng lượng 100 kg/con). Ở Philippines, thí nghiệm nuôi 40 và 60 con heo/ha kết hợp với nuôi cá thả 10.000 và 20.000 con/ha. Kết quả là năng suất cá đạt cao nhất ở mật độ heo 60 con/ha. Tuy nhiên, ở cùng mật độ heo 60 con/ha th́ mật độ cá 10.000 con/ha đă thu hoạch được cá đạt kích cỡ lớn hơn so với mật độ cá thả cao.

 

   b. Hỗn hợp cá nuôi trong mô h́nh

 

            Bên cạnh một số loại cá như cá hường, cá tra... được chọn làm đối tượng nuôi đăn hoặc nuôi hỗn hợp, các loài cá sau đây cũng được nhiều người ứng dụng nuôi đạt kết quả tốt như sau

 

- Cá rô phi                  60%                - Mè trắng hoặc cá hường     10%

- Cá chép                    10%                - Cá tra                                    10%

- Cá rô phi                  5%                 - Cá Trôi Ấn                              5%

 

Hoặc             - Cá rô phi                    60%                - Cá sặc rằn                            20%

- Cá hường                  10%                - Cá chép                                10%

 

-         Cá Rô phi             50 %               - Cá Rô phi                             40 %

-         Cá Sặc rằn            30 %               - Cá Sặc rằn                            30 %

-         Cá Hường             20 %               - Cá Hường                             20 %

- Cá Chép                               10 %

 

   c. Thức ăn bổ sung cho mô h́nh nuôi

 

            Mô h́nh nuôi kết hợp cá - heo trên nguyên tắc không cần phải sử dụng thức ăn tự bào chế để cung cấp cho cá nuôi. Chất thải từ hệ thống chuồng heo làm nguyên dinh dưỡng chính cho cá nuôi trong mô h́nh. Trường hợp số lượng cá thả nhiều hơn 2 con/m2, các phụ phế phẩm nông nghiệp như: cám, tấm, bả đậu, khoai ḿ, cua, ốc sẽ là nguồn cung cấp bổ sung cho ao nuôi. Khẩu phần ăn có thể 3 - 5 % so với trọng lượng cá nuôi và được chia ra làm 2 lần trong ngày.

 

     3. Chăm sóc và quản lư hệ thống nuôi

 

            Chất thải từ chuồng heo nếu đưa trực tiếp vào ao nên thực hiện vào buối sáng để chất thải có thời gian phân hủy hiếu khí. Chất thải có thể đưa vào một nơi cố định trong ao. Tuy nhiên, nếu ao lớn th́ cần nhiêu chuồng heo và có thể th́ chuồng heo đặt nhiều nơi trong ao để chất thải của heo phân bố đều trong ao. Có thể thu phân heo chứa trong sô và rải khắp ao.

 

 

H́nh 6: Nước ao có màu xanh đọt chuối

 

 

 

H́nh 7: Nước ao không có màu xanh, nghèo thức ăn tự nhiên

 

Hàng ngày cần có thời gian quan sát hoạt động của cá nuôi cũng như tất cả các công tŕnh liên hệ đến mô h́nh nuôi.

 

            Thông thường màu sắc của nước phản ánh sự nghèo giàu nguồn thức ăn tự nhiên trong ao, có thể dựa vào một số đặc điểm căn bản sau để kiểm tra và xử lư kịp thời.

 

Màu nước ao

Ư nghĩa

Màu xanh lá chuối non

Ao tốt, nhiều thức ăn tự nhiên

Không có màu xanh (đục hoặc quá trong)

Ao thiếu thức ăn tự nhiên

Màu xanh đậm và đen

Nước quá bẩn, ngưng bón phân, cần cấp thêm nước mới vào

 

     4. Thu hoạch

 

-     Cá nuôi trong mô h́nh sau khi được 7 - 8 tháng có thể tiến hành thu hoạch toàn bộ. Khi thu hoạch dùng lưới kéo bắt dần, sau cùng là tát cạn để bắt số cá c̣n lại, đồng thời tiếp tục cải tạo để chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo.

 

-         Biện pháp thu tỉa, thả bù cũng là giải pháp hữu ích góp phần cải thiện thu nhập và nhu cầu dinh dưỡng cho người nuôi, hoạt động này có thể được thực hiện sau 4 tháng thả nuôi. Điều cần lưu ư là sau khi thu tỉa, số lượng cá thả bù phải tương ứng với số lượng cá đă thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


H́nh 8: Thu họach cá Sặc rằn và cá Hường


III. Thực nghiệm nuôi ghép cá với các mật độ khác nhau trong mô h́nh nuôi kết hợp heo - cá vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

      

Thí nghiệm nuôi kết hợp được thực hiện tại các nông hộ thuộc ấp Long An xă Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2001. Diện tích của 9 ao nuôi thử nghiệm dao động từ 100 - 307 m2/ao, được chọn cho ba lần lặp lại của ba nghiệm thức mật độ cá thả khác nhau là (I) 5, (II) 7 and (III) 9 con/m2. Cơ cấu, thành phần cá nuôi trong hệ thống gồm rô phi  (60%), sặc rằn (30%) và cá hường (10%). Trọng lượng ban đầu của cá lúc thả dao động b́nh quân từ 3 - 5 g/con. Mật độ heo nuôi bố trí cho cả 3 nghiệm thức là 120 heo/ha. Trong quá tŕnh khai thác mô h́nh, cá nuôi c̣n được cung cấp thêm các lọai phụ phế phẩm nông nghiệp sẳn có tại nông hộ như cám, rau xanh cùng các phế phẩm từ nhà máy chế biến đông lạnh, khẩu phần ăn dao động từ 2 - 2,5%/trọng lượng cá/ngày.

         

Trong các ao nuôi thực nghiệm, giá trị pH nước và H2S (Bảng 1) thể hiện qua các tháng thường nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các ḷai cá nuôi (Boyd và Tucker, 1992). Hàm lượng DO, COD, PO43- và NH4+ qua thời gian nuôi (Bảng 1) cũng cho thấy, các chất dinh dưỡng tồn tại trong hệ thống nuôi khá cao. Thời điểm hàm lượng NH4+ ppm tăng cao (6,36 ppm), hàm lượng DO giảm thấp (0,80 ppm) (Boyd, 1990), chứng tỏ chất lượng nước trong hệ thống ao nuôi có thể bị ô nhiễm và cá nuôi sẽ bị ức chế về cường độ trao đổi chất, khả năng bắt mồi của cá bị giảm và trong trường hợp thời gian ức chế kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá nuôi. Tuy nhiên, các loài cá thả trong thí nghiệm (Rô phi, sặc rằn và hường) là những loài có khả năng chịu dựng tốt với môi trường ao nuôi có chất lượng nước thường không thuận lợi cho quá tŕnh hô hấp và phát triển của thủy sinh vật (Xuân và ctv, 1994), nên trong hệ thống thực nghiệm, cá nuôi vẫn tồn tại và phát triển b́nh thường.

 

Bảng 1.  Chất lượng nước ở các ao nuôi thực nghiệm qua các tháng khảo sát

 

Tháng

Chỉ tiêu khảo sát

 

pH

DO

(ppm)

COD

(ppm)

H2S

(ppm)

NH4+

(ppm)

PO43-

(ppm)

 

5

 

6,5 - 7,0

 

3,28 - 9,04

 

10,80 - 23,20

 

0,06 - 0,40

 

0,04 - 1,78

 

0,11 - 2,64

6

6,5 - 7,5

1,44 - 9,60

13,20 - 22,00

0,14 - 0,47

0,12 - 3,82

0,16 - 7,01

7

6,5 - 7,0

1,04 - 7,92

5,20 - 11,20

0,06 - 0,40

0,51 - 4,35

0,67 - 4,19

8

6,5 - 7,0

0.80 - 4,00

6,80 - 17,20

0,00 - 0,74

0,11 - 6,36

0,97 - 8,03

9

6,5 - 7,0

2,40 - 7,12

12,00 - 23,60

0,00 - 0,20

0,34 - 3,83

0,09 - 4,81

10

6,5 - 7,0

2,56 - 9,68

10,00 - 20,40

0,00 - 0,34

0,40 - 3,06

0,07 - 1,82

 

·    Hàm lượng Chlorophill- a (mg/l) trong hệ thống nuôi kết hợp

 

         Hàm lượng Chlorophill- a (mg/l) b́nh quân của 3 nghiệm thức nuôi (Bảng 2) dao động từ  28 - 685,1 mg/l, trong đó nghiệm thức 1 (5 con/m2) có hàm lượng Chlorophill- a cao nhứt 1.086,9 mg/l và thấp nhứt 20.9 mg/l xuất hiện ở nghiệm thức 2 (7 con/m2). Giá trị khác biệt về hàm lượng Chlorophill-a mg/l giữa 3 nghiệm thức có ư nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả thực nghiệm cho thấy, hàm lượng Chlorophill- a (mg/l) trong hệ thống nuôi biểu hiện chất lượng nước khá giàu dinh dưỡng, sự khác biệt về mật độ cá nuôi ở 3 nghiệm thức đă có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến sự biến động hàm lượng Chlorophill-a trong mô h́nh nuôi kết hợp heo - cá. Mật độ cá nuôi càng cao (9 con/m2), nhu cầu sử dụng thức ăn tự nhiên trong ao nuôi càng nhiều, hàm lượng Chlorophill-a giảm (176,35 mg/l), ngược lại, mật độ cá nuôi giảm (5 con/m2), lượng thức ăn tự nhiên trong ao được các loài cá nuôi sử dụng giảm, nên hàm lượng Chlorophill- a (mg/l) trong ao thực nghiệm vẫn c̣n duy tŕ ở mức đô khá cao (332,6 mg/l). Từ kết quả trên cho thấy, sự cải thiện về chất lượng nước, cải thiện hàm lượng Chlorophill- a mg/l sẽ là giải pháp kỹ thuật tích cực góp phần nâng cao tỷ lệ sống và năng suất cá nuôi trong mô h́nh.

 

Bảng 2. Hàm lượng Chlorophill- a (mg/l) trong các nghiệm thức nuôi thực nghiệm

 

Nghiệm thức

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

Đợt 4

Đợt 5

Đợt 6

Nghiệm thức I

29,91 ± 1,2

118,9 ± 2,4

173,16 ± 2,6

458,3 ± 1,9

1086,9±3,

129,18±2,6

Nghiệm thức II

20,9 ± 2,4

165,06±1,7

119,88 ± 3,6

358,39±2,8

651,34±2,

96,68 ± 1,8

Nghiệm thức III

33,45 ± 1,7

186,9 ± 1,8

129,64 ± 2,3

322,3 ± 2,6

317,13±1,

68,8 ± 2,1

 

Tăng trưởng và năng suất của cá nuôi

 

Kết quả thực nghiệm cho thấy, trọng lượng trung b́nh của cá rô phi, cá sặc rằn, cá hường thể hiện ở đồ thị 1, 2 và 3 của ba nghiệm thức nuôi sai khác không có ư nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên, trọng lượng trung b́nh của cả ba loài cá trong nghiệm thức II (7 con/m2) lớn hơn trong nghiệm thức I (5 con/m2) và III. (9 con/m2). Kết quả khảo sát c̣n cho thấy, trong 3 loài cá thả nuôi, cá hường tăng trưởng nhanh hơn hai loài c̣n lại và cá sặc rằn là loài cá có sự tăng trưởng chậm nhất.

 

 

 

 

 



Bảng 3.  Tăng trọng trung b́nh (g/ngày) của 3 loài cá nuôi trong mô h́nh

 

Nghiệm thức

Rô phi

Sặc rằn

Cá hường

Nghiệm thức I

0,44 ± 0,09

0,32 ± 0,15

0,73 ± 0,17

Nghiệm thức II

0,48 ± 0,24

0,41± 0,15

0,84 ± 0,40

Nghiệm thức III

0,43 ± 0,21

0,35 ± 0,07

0,64 ± 0,35

 

   Sau 6 tháng nuôi, tăng trọng trung b́nh (g/ngày) của ba loài cá thả nuôi (Bảng 3) ở ba nghiệm thức sai khác không có ư nghĩa thống kê (p > 0,05). Năng suất cá nuôi trong hệ thống dao động trong khoảng 1,347 - 4,327 kg/ha. Không có sự khác biệt về năng suất của từng loài cá trong ba nghiệm thức (p > 0,05) (Bảng 4). Năng suất chung của cả ba loài cá ở nghiệm thức II (7 con/m2) là cao nhất (4.176 kg/ha) so với hai nghiệm thức c̣n lại (3.236 kg và 3.760 kg/ha). Trong khi đó, ở mật độ cá thả nuôi cao nhất (9 con/m2), năng suất cá nuôi đạt thấp nhất (3.236 kg/ha). Năng suất cá nuôi ở mật độ 5 và 7 con/m2 sai khác nhau không có ư nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhưng, năng suất cá nuôi ở mật độ 7 con/m2 có ư nghĩa cao hơn ở mật độ 9 con/m2 (p < 0,05). Giải thích sự khác biệt các kết quả nầy cho thấy, chất lượng nước và sự cạnh tranh về thức ăn tự nhiên trong hệ thống với các mật độ nuôi khác nhau là 2 nhân tố chính ảnh hưởng đến sự biến động và khác biệt về năng suất cá nuôi trong hệ thống sản xuất kết hợp này.

 

Bảng 4.  Năng suất cá (kg/ha) của 3 loài cá qua sáu tháng nuôi thực nghiệm

 

Nghiệm thức

Rô phi

Sặc rằn

Cá hường

Tổng cộng

Nghiệm thức I

2447 ± 134

842 ± 37,2

471 ± 32,5

3,760 ab± 129

Nghiệm thức II

2616 ± 23,7

1,034 ± 158

526 ± 79,5

4,176b± 214

Nghiệm thức III

1988 ± 154

753 ± 154

494 ± 127

3,236a± 285

 

Tỷ lệ sống của các loài cá nuôi thấp nhất ở nghiệm thức có mật độ cá thả cao nhất (9 con/m2). Trong khi đó nghiệm thực I có tỷ lệ sống của cá nuôi cao nhất (Bảng 5) và tỷ lệ sống của cá nuôi trong nghiệm thức I và II sai khác nhau không có ư nghĩa thống kê (p > 0,05).

 

Bảng 5.  Tỷ lệ sống của 3 loài cá (%) qua sáu tháng nuôi thực nghiệm
Nghiệm thức

Rô phi

Sặc rằn

Cá hường

Tổng cộng

Nghiệm thức I

80,9 b±7,44

76,8b±6,00

70,9b±5,87

76,2 b±6,44

Nghiệm thức II

66,7ab ±7,33

72,36b±9,64

54,3ab±3,42

64,4ab±1,91

Nghiệm thức III

44,7a±10,1

42,1a±10,4

48,5a±5,01

45,1a±8,52

 

 
TopPreviousIndexNextHome